Đào tạo trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo ở các trường ĐH, CĐ còn hạn chế
Trong khi năng lực đào tạo về trí tuệ nhân tạo (AI) của Việt Nam còn rất giới hạn nên không thể tăng chỉ tiêu thì ĐH Singapore những năm gần đây tăng 5 lần quy mô đào tạo mà chất lượng không thay đổi.
Ba nhóm ngành của trường Đại học Bách khoa Hà Nội lọt top 400 - 550 thế giới / Những điểm mới được bổ sung trong Quy chế tuyển sinh đại học năm 2019
TPHCM đặt mục tiêu xây dựng chương trình phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) giai đoạn 2019-2025. Theo nhiều chuyên gia, yếu tố quan trọng quyết định thành công hay không chính là yếu tố con người trong khi để đào tạo nhân lực lĩnh vực này vẫn còn không ít khó khăn.
Còn khoảng cáchgiữa số lượng và chất lượng trong đào tạo nhân lực AI
PGS.TS Vũ Hải Quân, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM cho rằng có ba vấn đề chiến lược để phát triển AI: con người, công nghệ và khởi nghiệp, trong đó quan trọng nhất là yếu tố con người. Điều tất nhiên phải bắt nguồn từ đào tạo, nếu tầm nhìn đặt ra 10 năm thì cần có lộ trình thực hiện, bắt đầu từ bậc phổ thông trước với việc đẩy mạnh các môn như lập trình. Đối với học sinh chuyên, thậm chí có thể đưa AI vào dạy từ sớm. Ở bậc đại học (ĐH), yêu cầu đặt ra là phải đổi mới chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức mới về AI giảng dạy cho sinh viên. Những nghiên cứu cơ bản phải nắm bắt công nghệ mới để truyền tải cho người học.
Ông Quân cũng nhìn nhận, còn nhiều rào cản trong đào tạo lĩnh vực AI ở các trường ĐH, CĐ hiện nay. Ông Quân chia sẻ: Chỉ tính riêng ĐH Quốc gia TP.HCM, mỗi năm đào tạo khoảng 2.000 kỹ sư CNTT. Hằng năm, các doanh nghiệp tuyển dụng yêu cầu nhân lực phải chứng minh được sự am hiểu về blockchain, AI… Tuy nhiên, để sinh viên đáp ứng các kỹ năng đó đòi hỏi các trường ĐH, cao đẳng phải thay đổi chương trình đào tạo, giảng viên phải cập nhật kiến thức mới.
"Đúng là hiện nay năng lực đào tạo của chúng ta còn rất giới hạn. Bởi vì biết bao năm rồi thì chỉ tiêu các trường không tăng trong khi đó nhìn sang ĐH quốc gia Singapore những năm gần đây họ tăng 5 lần từ quy mô ban đầu 300 chỉ tiêu tăng lên 1500 sinh viên. Dù tăng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Họ chia sẻ rằng bởi vì công nghệ thông tin (CNTT) hiện nay là lĩnh vực rất hấp dẫn, và tuyển được nhiều sinh viên giỏi. Trong khi đó, chúng ta đã hạn chế về chỉ tiêu nhưng cũng còn giới hạn trong đội ngũ chuyên gia về lĩnh vực AI. Hiện nay số lượng chuyên gia về AI được đào tạo bài bảng hiện vẫn còn hạn chế. Do đó, cách để mở rộng là các trường chủ động mở các khoá học cho sinh viên học online, trên nền tảng mở để các giáo sư uy tín, chuyên gia hàng đầu về AI truyền tải các bài học. Đúng là vẫn còn khoảng cách giữa số lượng và chất lượng trong việc hướng tới tầm nhìn trí tuệ nhân tạo trong thời gian tới", ông Quân nói.
TS Nguyễn Hoàng Tú Anh, Hiệu trưởng ĐH CNTT, ĐH Quốc gia TPHCM cũng chia sẻ rằng: "Tôi tin tưởng vào trường đại học có nguồn lực có đủ, cái chúng tôi thiếu là sự đầu tư vầ nguồn lực tài chính và bài toán cụ thể để giải quyết. Chúng tôi đề nghị TPHCM đưa ra bài toán, chúng tôi sẽ giải bài toán đó, đưa giải pháp, doanh nghiệp dựa trên giải pháp đó xây dựng sản phẩm cụ thể. Chứ đòi trường ĐH làm từ A-Z là không thể nổi. Tôi mong đợi có quỹ đầu tư phát triển AI của TP, gồm 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà đầu tư. Quỹ này là cầu nối chặt chẽ của 4 nhà, đưa ra những bài toán của thành phố có lời giải nhanh, tạo ra “quả đấm thép”.
Cũng theo bà Tú Anh, ngay từ những ngày đầu, trường đã có môn Trí tuệ nhân tạo nên thời điểm đó chưa được xem là quốc sách nhưng 3 năm trở lại đây đã khác. "Chúng tôi thực hiện chuyển đổi chương trình đào tạo để đưa trí tuệ nhân tạo vào tất cả các ngành, đặc biệt 2 ngành có liên quan trực tiếp đến AI: Khoa học dữ liệu tuyển sinh từ 2018 chỉ tiêu tối thiệu là 50, Khoa học máy tính. Sinh viên đào tạo đại trà và tinh hoa. Phòng thí nghiệm xử lý đa phương tiện đã thực hiện nhiều thí nghiệm dự thi thế giới", bà Tú Anh chia sẻ.
Bồi dưỡng về AI cho giáo viên bậc phổ thông
Trước câu hỏi nên đưa AI vào dạy từ bậc học phổ thông nhưng chương trình phổ thông tổng thể đã được soạn xong và sẽ áp dụng trong thời gian tới vậy có chậm không? PGS.TS Vũ Hải Quân cho rằng CNTT - ngành học mang tính ứng dụng, giáo dục kỹ năng thực hành thì có nhiều cách để đưa vào giảng dạy. Có thể giảng dạy ngoại khóa, kỹ năng, hướng nghiệp trong những giờ học tăng cường. Thêm nữa, có những chương trình giáo dục được dạy theo hình thức trực tuyến, người học có thể lựa chọn học theo sở thích, năng lực mà không cần đợi một bộ sách giáo khoa.
Còn TS Phan Tấn Quốc, Phó trưởng khoa phụ trách khoa CNTT Trường ĐH Sài Gòn, chia sẻ tại hội thảo Nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tại TPHCM giai đoạn 2019-2025 diễn ra mới đây, rằng chương trình phổ thông mới sẽ áp dụng từ năm 2021, trong đó, chương trình cốt lõi đã được đưa vào định hướng khoa học máy tính, CNTT cũng được chú trọng.
Với nguồn lực giáo viên hiện nay, việc truyền tải kiến thức này chắc chắn sẽ gặp khó khăn. Vì vậy, cần bồi dưỡng giáo viên đáp ứng chương trình phổ thông mới, nhất là khả năng lập trình cho thầy cô. Ông Quốc cho rằng cần có chính sách mà cụ thể chúng ta cần có học bổng. Mỗi năm, trường ông tuyển 500 sinh viên ngành CNTT, có thể lựa chọn vài chục em cấp học bổng để đào tạo trình độ cao.
Theo dantri.com.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao
Cột tin quảng cáo