Tin tức - Sự kiện

Điểm tin Covid-19 sáng 5/2: Lần đầu tiên sau 12 giờ không có ca nhiễm mới, làm gì để đón Tết an toàn trong mùa dịch?

DNVN – Sáng 5/2, Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới Covid-19, tổng số ca mắc trong đợt 3 này vẫn duy trì 375 ca. Dịch bùng phát vào dịp giáp Tết Nguyên đán, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao khiến nguy cơ lây lan dịch bệnh tăng cao, công tác phòng chống dịch thêm nhiều khó khăn. Vậy cần làm gì để có một cái Tết an toàn?

Bộ trưởng Bộ Y tế: Điểm nóng Gia Lai, Bình Dương cần gấp rút triển khai nhiều giải pháp để giảm lây nhiễm / Bình Dương vận động công nhân hạn chế về quê ăn Tết

Sức khoẻ là món quà Tết ý nghĩa nhất

Bộ Y tế và Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam vừa truyền đi thông điệp khuyến cáo đón Tết an toàn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang lan tràn trên toàn cầu.

Tết đang đến gần, chúng ta hãy cùng nhau đón Tết một cách an toàn và bảo vệ nhau khỏi Covid-19. Hãy tuân thủ các khuyến cáo hiện tại của cơ quan y tế, và thực hành các biện pháp bảo vệ.

_

_

_

_

_

Lưu ý để di chuyển an toàn

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, những người được phép đi lại trong kỳ nghỉ Tết cần tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng hộ. Điều đó giúp họ bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình và góp phần giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh.

 

“Biện pháp đầu tiên và quan trọng nhất là phải đeo khẩu trang khi đi lại trên các phương tiện công cộng. Sau đó là rửa tay, sát khuẩn, giữ khoảng cách an toàn. Khi về tới địa phương, họ nên khai báo y tế để được theo dõi”, ông Tuyên lưu ý.

Bên cạnh đó, PGS.TS Trần Đắc Phu cũng khuyến cáo tất cả người dân ở những nơi chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 cũng cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Cụ thể, người dân nên ưu tiên di chuyển bằng phương tiện cá nhân. Nếu sử dụng phương tiện công cộng, chúng ta phải chấp hành theo quy định của đơn vị vận chuyển (nhà xe, hãng hàng không, bến tàu...), như: Ngồi giãn cách, đeo khẩu trang, thường xuyên khử khuẩn.

Người dân cần khai báo y tế một cách đầy đủ, trung thực khi di chuyển về quê ăn Tết.

Người dân cần khai báo y tế một cách đầy đủ, trung thực khi di chuyển về quê ăn Tết.

 

“Người dân khi về quê ăn Tết cũng cần tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, như: Tránh tiếp xúc đông người, đeo khẩu trang, khử khuẩn... Vì đây là các tác nhân khiến nguy cơ virus lây lan vẫn rất lớn, không chỉ ở các ổ dịch đã được kiểm soát”, ông Phu nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng khuyến cáo, mọi người cần nắm được tình hình dịch Covid-19 trong khu vực mình định ăn Tết, những người mình sẽ ăn Tết cùng có nguy cơ cao hay không? Cần luôn sẵn sàng thay đổi kế hoạch vào phút cuối nếu bản thân hoặc những người ăn Tết cùng bị ốm hoặc có thể đã tiếp xúc gần với người mắc Covid-19.

Khi đi lại trong dịp Tết, lưu trú ở các địa điểm công cộng, như: Khách sạn, nhà nghỉ..., người dân cần kiểm tra xem họ có áp dụng các biện pháp phòng dịch hay không?

“Bất kỳ ai cũng cần thực hiện các hướng dẫn của chính quyền địa phương về hạn chế đi lại, không đi lại nếu bị ốm hoặc đã tiếp xúc với người mắc Covid-19 trong vòng 14 ngày trở lại. Đồng thời, các biện pháp bảo vệ gồm đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và giữ khoảng cách an toàn với người khác luôn phải thực hiện đầy đủ”, Bộ Y tế khuyến cáo.

 

Đừng quên thông điệp 5K

Bên cạnh đó, để chủ động phòng chống dịch, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế.

Thông điệp 5K phiên bản mới của Bộ Y tế

Thông điệp 5K phiên bản mới của Bộ Y tế

– Khẩu trang: Đeo khẩu trang theo quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế

 

– Khử khuẩn: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.

– Khoảng cách: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.

– Không tụ tập đông người.

– Khai báo y tế: Thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI; cài đặt ứng dụng BlueZone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.xn--vn-rma2251a/ được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm Covid-19.

Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095 hoặc đường dây nóng của y tế địa phương để được hướng dẫn kịp thời.

 

12 giờ liên tục không ghi nhận ca mắc mới Covid-19

Bản tin 6h ngày 5/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 cho biết không có ca mắc Covid-19 nào. Như vậy kể từ ngày 27/1 đến nay, đây là lần đầu tiên sau 12h liên tục, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới Covid-19.

Tính đến 6h ngày 5/2: Việt Nam có tổng cộng 1068 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 375 ca.

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 80.113, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 489; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 24.362; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 55.262.

Đến thời điểm này nước ta đã chữa khỏi 1.465 bệnh nhân Covid-19.

 

Viên Hữu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm