Tin tức - Sự kiện

Đông Nam Á: "Cỗ máy" tăng trưởng của thế giới với 3 xu hướng đột phá

DNVN - Theo dự báo mới nhất từ HSBC, Đông Nam Á, vùng lãnh thổ của 6 nền kinh tế lớn nhất trong khu vực, đang tỏ ra mạnh mẽ và sẽ tiếp tục là "cỗ máy" tăng trưởng của thế giới. Dự kiến, tốc độ tăng trưởng của khu vực sẽ đạt 4,2% trong năm nay và tăng lên 4,8% vào năm sau.

Hà Nội đặt mục tiêu xóa từ 8 - 10 điểm đen ùn tắc giao thông mỗi năm / Tuổi trẻ Cần Thơ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ

Đông Nam Á tiếp tục là điểm đến hút FDI - Ảnh 1.

Nền kinh tế Đông Nam Á sẽ tiếp tục là "cỗ máy" tăng trưởng của thế giới. Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Nhân dân

Những con số này vượt xa mức tăng trưởng dự kiến của các nước phát triển, dự kiến chỉ đạt 1,1% vào năm 2023 và 0,7% vào năm 2024.

HSBC đánh giá những kết quả này đặc biệt ấn tượng, đặc biệt là trong bối cảnh dòng tiền từ du lịch không chảy từ Trung Quốc sang Đông Nam Á như dự kiến. Một ví dụ điển hình là Singapore và Thái Lan - hai điểm đến phổ biến của khách du lịch Trung Quốc, chỉ nhận được lượng khách du lịch từ Trung Quốc bằng khoảng 1/3 so với trước đại dịch.

Trong suốt 18 tháng của chu kỳ tăng lãi suất kỷ lục, triển vọng kinh tế Đông Nam Á vẫn nổi bật giữa bối cảnh thế giới đang đối mặt với lạm phát cao và nhu cầu tiêu dùng thấp.

Theo HSBC, 3 xu hướng dài hạn chính là những "cột mốc" quan trọng giúp Đông Nam Á duy trì vị thế "cỗ máy" tăng trưởng của thế giới.

Xu hướng thứ nhất, "Thương mại", đã giúp Đông Nam Á nổi lên như một trung tâm sản xuất và chiếm khoảng 8% xuất khẩu toàn cầu. Từ năm 2020, khu vực này đã vượt qua Liên minh châu Âu (EU) để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Vị trí địa lý của Đông Nam Á đã hưởng lợi từ quá trình tái cơ cấu các chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Tiến bộ & Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng đã gia tăng sức hấp dẫn của khu vực này đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư.

 

Xu hướng tiếp theo, "Chuyển dịch sang cân bằng phát thải", mở ra nhiều cơ hội khổng lồ khi Đông Nam Á đang nỗ lực trong cuộc đua "xanh hóa lưới điện". Điển hình là Indonesia và Việt Nam, thông qua việc tham gia công bố tham gia Thỏa thuận Hợp tác Chuyển dịch Năng lượng Công bằng (JETP), họ sẽ huy động hàng chục tỷ USD từ nguồn tài chính công và tư, giúp giảm phát thải carbon trong ngành điện và hỗ trợ chuyển dịch năng lượng.

Năng lực sáng tạo trong công nghệ sạch cũng đang phát triển mạnh mẽ tại Đông Nam Á. Công nghệ sạch và fintech (công nghệ tài chính) mang lại cơ hội nội địa hóa công nghệ của thế giới và phổ biến rộng rãi cho thị trường trong nước.

Cuối cùng, xu hướng "Chuyển đổi số" của Đông Nam Á được đánh giá cao, với nền kinh tế số trị giá gần 200 tỷ USD tính đến năm 2022 và dự kiến sẽ vượt mốc 300 tỷ USD vào năm 2025. Với hơn 460 triệu dân (trong tổng số 600 triệu người) sử dụng internet, doanh nghiệp đang chuyển đổi mô hình kinh doanh để đáp ứng thay đổi trong hành vi của khách hàng.

Trước đại dịch, thương mại điện tử không đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, nhưng COVID-19 đã thay đổi tầm quan trọng của sự hiện diện trên nền tảng số của doanh nghiệp. Chuyển đổi sang mô hình D2C (trực tiếp đến khách hàng) giúp các doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn hoạt động bán hàng, marketing và đặc biệt là dữ liệu khách hàng, mang lại những phân tích theo thời gian thực và dự báo chính xác.

Nhìn vào các xu hướng đó, HSBC tự tin rằng Đông Nam Á sẽ tiếp tục giành thêm thị phần và to hơn trong đầu tư trực tiếp toàn cầu khi tâm điểm của sản xuất toàn cầu tiếp tục dịch chuyển.

 

Cao Thông (tổng hợp)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm