Tin tức - Sự kiện

Kinh tế đất nước hồi phục sau đại dịch COVID-19 là tín hiệu tích cực

Trước những tác động nghiêm trọng của dịch COVID-19, với sự chỉ đạo của Đảng, sự đồng hành vào cuộc quyết liệt của Quốc hội, Chính phủ, nền kinh tế đất nước đã phục hồi.

Cần Thơ: Bác đơn khởi kiện của một phóng viên với Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông / Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4

Đại biểu Nguyễn Thành Nam, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ trả lời phỏng vấn phóng viên báo Tin tức.

Đẩy mạnh phát triển hợp tác liên kết

Trao đổi bên hành lang Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thành Nam,Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ cho rằng, nhiều chỉ tiêu quan trọng trong năm 2021 đạt và vượt kế hoạch đề ra, GDP Quý I/2022 tăng 5,03% so với cùng kỳ, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc, dịch vụ tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực; Thị trường du lịch quốc tế mở cửa hoàn toàn từ giữa tháng 3; Xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ tăng 16,4% trong 4 tháng đầu năm. Những kết quả trên được cử tri và nhân dân ghi nhận và tạo niềm tin sâu sắc của nhân dân vào những chủ trương, quyết sách đúng đắn Đảng, Nhà nước.

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Thành Nam cũng nhận định nền kinh tế của chúng ta vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức như trong báo cáo của Chính phủ, cũng như báo cáo thẩm tra của các Ủy ban của Quốc hội đã nêu, để góp phần cụ thể hóa việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm 2022. Nhiều đại biểu cho rằng, để ổn định nền kinh tế sau đại dịch COVID-19, các địa phương cần đẩy mạnh phát triển hợp tác liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân.

Phân tích về kết quả thực hiện kinh tế - xã hội năm 2021, đa số đại biểu Quốc hội cho rằng, tuy đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng năm 2021 ngành nông nghiệp đã đạt được những kết quả quan trọng. Thị trường tiêu thụ nông sản tiếp tục được duy trì, mở rộng; xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt kỷ lục 48,6 tỷ USD, tăng 14,9%. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai, đến hết năm 2021, có 5.614 xã (68,2%) đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân đạt 17 tiêu chí/xã, 213 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Bốn tháng đầu năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,45% so với cùng kỳ năm 2021, sản xuất nông nghiệp ổn định, nông nghiệp đã phát huy vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, là “cứu cánh” của người dân khi bị ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19 gây ra nên góp phần đảm bảo an ninh, an toàn và trật tự xã hội.

Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua nên nông nghiệp nước ta phát triển còn thiếu bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm, tổ chức sản xuất chủ yếu vẫn dựa vào nông hộ nhỏ, thiếu liên kết trong sản xuất kinh doanh; kinh tế tập thể, hợp tác xã chậm phát triển.

Đại biểu Nguyễn Thành Nam cho biết: Thu hút đầu tư cho phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn gặp nhiều khó khăn, năng suất lao động còn thấp, thu nhập của phần lớn nông dân chưa cao, tỉ lệ hộ nghèo còn nhiều. Do vậy, để nâng cao thu nhập của người nông dân, giúp người dân là giầu trên chính mảnh đất của mình, thì ngoài các yếu tố hỗ trợ về khoa học, giống, vật tư nông nghiệp… thì đòi hỏi phải có sự đổi mới và đột phá trong việc liên kết sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

“Tôi đề nghị Chính phủ, các bộ ngành có liên quan nghiên cứu, tổng kết các văn bản đã ban hành và ban hành những chính sách để đẩy mạnh liên kết trong sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong tình hình mới, đặc biệt là Nghị định 98/2018/NĐ-CP để tiến tới, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật về nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo tinh thần của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII vừa qua. Cùng với đó là đổi mới cơ chế, chính sach pháp luật để đẩy mạnh phát triển và nâng cao kinh tế tập thể, là đầu tầu để dẫn dắt người dân trong liên kết kinh doanh, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm”, đại biểu Nguyễn Thành Nam nêu ý kiến.

Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La Nguyễn Hữu Đông cho biết: “Tôi nhất trí với sáng kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu triển khai thành lập văn phòng điều phối vùng để giúp các địa phương trong vùng liên kết sản xuất; cung cấp thông tin xúc tiến thương mại và nhu cầu thị trường trong và ngoài nước; chuẩn hóa vùng nguyên liệu; là nơi kết nối doanh nghiệp, HTX tham gia vào liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với nông dân”.

Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La Nguyễn Hữu Đông phát biểu trong phiên họp ở tổ.

Nhiều đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, các địa phương cần tăng cường xây xựng mô hình sản xuất tham gia vào các chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản sạch, đạt các tiêu chuẩn của quốc tế và khu vực, đồng thời thường xuyên tạo điều kiện mọi mặt nâng cao năng lực, kiến thức, ý thức sản suất, liên kết tiên tiến và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghê cao vào sản xuất cho người dân.

Tháo gỡ vướng mắc về thể chế

Đại biểu Nguyễn Thành Nam cho rằng, Chính phủ cần tháo gỡ vướng mắc về thể chế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện xử lý nhà, đất tài sản công để tăng nguồn lực cho đầu tư phát triển. Chính phủ đã ban hành Nghị định 67/NĐ-CP/2021 ngày 15/7/2021 sửa đổi một số điều Nghị định 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 Quy định việc xếp loại xử lý tài sải công nhằm hoàn thiện quy định về sắp xếp lại, xử lý nhà đất. Qua đó tạo hành lang pháp lý để quản lý chặt chẽ, đẩy lùi thất thoát lãng phí; khai thác tài sản công hợp lý, hiệu quả.

Theo báo cáo số 177/BC-CP ngày 13/5/2021 của Chính phủ về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 thì công tác xắp sếp trụ sở, nhà đất công tiếp tục được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm thực hiện. Đến 31/12/2021 đã phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 29.625 cơ sở nhà đất (gồm khối cơ quan, đơn vị và khối doanh nghiệp nhà nước). Đã thực hiện thu hồi 122 cơ sở nhà đất khi thực hiện xếp lại; chuyển giao về địa phương quản lý xử lý đối với 401 cơ sở nhà đất. Qua đó góp phần chỉnh trang đô thị, đưa nhà đất vào sản xuất kinh doanh đóng góp nguồn thu lâu dài cho ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, nhìn vào kết quả trên, cho thấy số tài sản nhà đất công đã được chuyển giao và xử lý còn rất thấp. Mới chuyển giao, xử lý được 523 cơ sở trên tổng số 29.625 cơ sở. Như vậy, trên phạm vi cả nước còn 29.082 cơ sở đã được phê duyệt phương án, cần phải chuyển giao hoặc xử lý.

Qua giám sát tại tỉnh Phú Thọ, nhiều đơn vị thuộc các Bộ, ngành cơ quan trung ương quản lý đã được tỉnh bố trí vị trí đất mới để xây dựng trụ sở làm việc Trụ sở mới đã xây dựng xong, đi vào hoạt động nhưng nhà đất ở vị trí cũ chưa có phương án xử lý. Ví dụ, tại thành phố Việt Trì - là đô thị loại I thuộc tỉnh Phú Thọ, còn 22 cơ sở với 101.355,9m2 là đất trụ sở, đất công thuộc Bộ quốc phòng, Bộ Công an, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tổng Cục thuế, Tổng cục dữ trữ quốc gia… quản lý đều ở những vị trí đất vàng có giá trị rất cao nhưng hiện nay không sử dụng, cơ sở vật chất xuống cấp gây lãng phí tài sản nhà nước. Những tài sản này, nếu được khai thác hiệu quả sẽ tạo ra nguồn lực to lớn để phát triển kinh tế - xã hội.

“Tôi đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương chủ động phối hợp các địa phương đẩy nhanh tiến độ,chuyển giao các cơ sở nhà đất này về địa phương để các địa phương có phương án, quản lý sử dụng hiệu quả. Đồng thời đề nghị các Bộ, ngành trung ương tiếp tục rà soát, xem xét phân cấp hoặc ủy quyền cho HĐND cấp tỉnh thực hiện các thủ tục hành chính liên quan để tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ xử lý nhà đất nhằm khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội”, đại biểu Nguyễn Thành Nam kiến nghị.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm