Luật BHXH nên có khoản thưởng từ 5 - 7% để người lao động không rút BHXH một lần
Thay đổi tư duy để phát triển sản xuất nông nghiệp / Hợp long cây cầu hơn 5000 tỷ đồng nối Cần Thơ - TP Hồ Chí Minh
Chia sẻ tại chương trình,chị Ngô Thị Mỹ Kha, công nhân Công ty TNHH Lạc Tỷ (quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh) phản ánh người lao độngrút BHXH một lầnlà do họ không có tích lũy. Theo chị Kha, không ai muốn rút BHXH một lần, ai cũng muốn nhận được lương hưu. Tuy nhiên, khi gặp "sự cố" ngoài ý muốn nhưcon cái ốm đau, cha mẹ bị bệnh đột xuất, không có tiền để chăm lo gia đình… họ nghĩ ngay đến việc rút BHXH một lần. Hiện nay, có nhiều quỹ tín dụng cho người lao độngvay nhưng không có thu nhập ổn định, không có tiền để trả, họ không dám vay.
Theo chị Kha, từ đầu năm đến nay, DN khó khăn, người lao động có nguy cơ bị mất việc làm. Trong khi đó, để tìm việc mới ở một DN khác rất khó đối với người lao động từ 45 tuổi trở lên. Có thể thấy, tại các DN dệt may, da giàykhótìm thấyngười lao động có độ tuổi từ 47 đến 55 tuổi. Do đó, mất việc khi tuổi đã lớn, không tìm được việc làm, người lao độngcàng muốn rút BHXH một lần.
"Rất nhiều người lao độngđang làm việc tại công ty tôi được 18 năm, nếu nghỉ việc, họ được hưởng BHTN hàng tháng là 5 triệu đồng. Sau một năm, họ rút BHXH được 170 triệu đồng, một số tiền rất lớn đối với nhiều người lao độnghiện nay. Với mức lương hiện tại, nếu nhận lương hưu, người lao độngsẽ nhận được khoảng 4,6 triệu đồng/tháng. Nếu họ nghỉ việc và tham gia lại thị trường lao động, 20 năm sau, khi về hưu, họ được hưởng khoảng 4 triệu đồng/tháng, chỉ thấp hơn mức lương hưu cũ là 600.000 đồng nhưng họ có 170 triệu đồng tiền "lãnh một cục". Có thể nói, người lao độngtham gia càng lâu càng thiệt thòi. Vì vậy, dù áp dụngphương án nào cũng có điểm bất lợi cho người lao động. Do đó, người lao độngmong muốn được tự quyết ở lại hay rút BHXH một lần", chị Kha chia sẻ thêm.
Trong khi đó,bà Phạm Thị Hồng Yến, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Intel Products Việt Nam cho biết, hiện nay đang có tình trạngnhiều người lao động muốn nghỉ việc để rút BHXH một lần trước khi Luật BHXH mới thông qua vào năm 2024. Nếu điều đó xảy ra, người lao độngkhông đi làm sẽ không chỉ khó khăn cho bản thân mà cả DN, kể cả Công ty Intel cũng bị khó khăn và xáo trộn công việc vì thiếu hụt người lao động.
Vì vậy, với 2 phương án rút BHXH một lần, bà Hồng Yến chọn phương án 1. Cụ thể, theo phương án này, việc hưởng BHXH một lần sẽ áp dụng với hai nhóm người lao độngkhác nhau. Nhóm 1: Đối với người lao độngđã tham gia BHXH trước khi luật sửa đổi có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc và chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm, có nhu cầu thì được nhận một lần. Nhóm 2: Đối với người lao độngbắt đầu tham gia từ khi luật sửa đổi có hiệu lực trở đi (dự kiến 1/7/2025) không được nhận một lần (chỉ giải quyết hưởng BHXH một lần cho các trường hợp: đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng BHXH, ra nước ngoài định cư, bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng).
Bà Trần Thị Diệu Thúy, Chủ tịch LĐLĐ TP Hồ Chí Minhcho biết, trong thời gian tới, các đơn vị trong tổ chức Công đoàn TP Hồ Chí Minhsẽ phối hợp cùng Trung tâm Tư vấn Pháp luật LĐLĐ Thành phố mở các cuộc góp ý riêng, cụ thể, chi tiết cho từng nhóm vấn đềbất cập khi thương lượng với người sử dụng lao động.
Theo bà Trần Thị DiệuThúy, hầu hết cán bộ Công đoàn đều đề nghị phương án 1 để người lao độngđược áp dụng theo luật cũ, những người mới tham gia vào thị trường lao động áp dụng theo luật mới. Những người chưa đóng đủ thời gian hưởng lương hưu sẽ được nhận mức trợ cấp hàng tháng.
"Để người lao động tham gia BHXH, trước tiên Luật BHXH nên có khoản thưởng từ 5 - 7% để tạo sức hấp dẫn cho người tham gia BHXH suốt quá trình lao động, không rút BHXH một lần nào. Song song đó, Nhà nước nên có các chính sách bảo trợ xã hội khác đi kèm dành cho người tham gia xuyên suốt quá trình cao hơn những người đã rút một lần. Chúng ta nên học theo các nước phát triển là được tham gia BHXH, người lao độngthật sự an tâm. Nếu làm được điều này, tự thân BHXH sẽ tạo được sức hấp dẫn", bà DiệuThúy cho biết thêm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo