Tin tức - Sự kiện

Một doanh nghiệp thưởng Tết 260 triệu đồng/người

Tết năm nay, mức thưởng bình quân ở các doanh nghiệp ở Vĩnh Phúc là hơn 4,6 triệu đồng/người, có 1 doanh nghiệp FDI thực hiện mức thưởng cao nhất là 260 triệu đồng.

Khuyến cáo cảnh giác với tội phạm tiêu thụ tiền giả dịp mua sắm cuối năm / Phát triển bền vững và toàn diện thị trường tài chính

Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, tính đến 12/12, toàn tỉnh có 106 doanh nghiệp sử dụng hơn 51.000 lao động báo cáo về tình hình tiền lương năm 2022 và dự kiếnthưởng Tếtnăm 2023.

Theo đó, mức thưởng bình quân Tết Dương lịch hơn 1,8 triệu đồng/người; cao nhất là 101 triệu đồng/người thuộc một doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài(FDI) trong khu công nghiệp.

Về thưởng Tết Nguyên đán 2023, mức thưởng Tết bình quân ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là hơn 4,6 triệu đồng/người, trong đó mộtdoanh nghiệp FDIcó mức thưởng cao nhất lên tới 260 triệu đồng/người.

Một doanh nghiệp thưởng Tết 260 triệu đồng/người - Ảnh 1.
Ảnh minh họa

Cũng trong dịp Tết Nguyên đán năm nay, phần lớn các doanh nghiệp dự kiến tặng quà Tết cho người lao động có giá trị 200.000 - 1.000.000 đồng/suất và tổ chức tiệc tất niên vào ngày thích hợp ở dịp cuối năm.

Một số doanh nghiệp dự kiến tổ chức khen thưởng lao động có nhiều thành tích trong lao động sản xuất, hỗ trợ một phần kinh phí hoặc bố trí ô tô đưa lao động ở xa về quê đón Tết.

Theo báo cáo của các doanh nghiệp, tiền lương doanh nghiệp thực trả năm 2022 trung bình đạt hơn 10,2 triệu đồng/người/tháng; thấp nhất là hơn 3,6 triệu đồng/người/tháng.

Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp nỗ lực tạo việc làm, trả lương đầy đủ cho người lao động, hiện nay vẫn còn một số doanh nghiệp khó khăn trong sản xuất, thậm chí trả lương lao động thấp và nợ lương.

Trước đó, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội có văn bản yêu cầu lãnh đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh phải báo cáo tình hình tiền lương và thưởng Tết của doanh nghiệp đối với người lao động trước ngày 25/12.

 

Các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, người sử dụng lao động trên địa bàn rà soát, thực hiện đúng chế độ, chính sách đối với người lao động như tiền lương, tiền thưởng và các chế độ phúc lợi khác đối với người lao động theo quy định.

Thủ tướng mới đây đã ký Công điện số 1170 về các biện pháp ổn định, phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, bền vững và chăm lo đời sống người lao động.

Trong dịp Tết dương lịch và Tết âm lịch 2023, Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, phối hợp với các địa phương thường xuyên quan tâm đến vấn đề tuyển dụng, sử dụng, cắt giảm việc làm, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp thanh toán đầy đủ tiền lương, thưởng, chế độ chính sách cho người lao động.

Chủ tịch UBND các tỉnh thành có trách nhiệm chỉ đạo chính quyền các cấp, cơ quan chức năng theo dõi sát hoạt động sản xuất kinh doanh và chi trả tiền lương, thưởng cho người lao động, nhất là đối tượng mất việc, thiếu việc sớm ổn định cuộc sống.

Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp nỗ lực duy trì, bảo đảm chế độ; tiền lương, thưởng; nộp đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; kinh phí công đoàn… cho người lao động.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm