Nhiễm mặn nguồn nước tại Đà Nẵng: Đêm giảm, ngày tăng
Đà Nẵng – Quảng Nam: Hạn hán, xâm nhập mặn sớm đe dọa sản xuất nông nghiệp / Đà Nẵng: Không quy định thêm các điều kiện tạo rào cản đối với đầu tư, kinh doanh
Nhiễm mặn tăng cao khi thủy điện ngừng xả nước phát điện
Đáng chú ý, qua theo dõi tình hình vận hành của các thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn ở thượng nguồn Quảng Nam, Sở TN&MT Đà Nẵng nhận thấy đêm 1/5 các thủy điện này xả nước phát điện theo lịch điều động của Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) nên đến sáng 2/5 độ mặn ở cửa thu nước NMN Cầu Đỏ có giảm.
Nguy cơ trạm bơm phòng mặn An Trạch không đủ nước bơm cho NMN Cầu Đỏ nhằm duy trì nguồn cung cấp nước cho TP Đà Nẵng.
TS Lê Hùng (Khoa Xây dựng thủy lợi – thủy điện, Đại học Bách khoa Đà Nẵng) thông tin thêm, qua phân tích xâm nhập mặn tại Cầu Đỏ có thể thấy trong 2 ngày 28 - 29/4, hồ thủy điện A Vương dừng xả nước phát điện thì độ mặn tại Cầu Đỏ có thời điểm lên đến gần 2.500 mg/l, mực nước tại Cầu Đỏ có thời điểm đã xuống 1,77m. Thậm chí ngày 30/4 có thời điểm độ mặn tại Cầu Đỏ đã lên tới gần 2.500mg/l.
Từ chiều tối 30/4, thủy điện A Vương xả nước phát điện trở lại cùng với hoạt động của thủy điện Sông Bung 4 đã giúp mực nước An Trạch có xu hướng tăng lên, dao động khoảng 2m. Độ mặn trong 2 ngày 1 – 2/5 có xu hướng giảm xuống, dao động quanh 1000 mg/l, thậm chí có thời điểm độ mặn chỉ còn 694mg/l vào ban đêm nhưng đến ban ngày thì tăng trở lại.
“Mấy ngày vừa rồi thủy triều xuống thấp nhưng từ ngày 5 – 12/5 sẽ lên cao. Kết quả biến động mực nước nêu trên cho thấy nếu hồ A Vương dừng phát điện hẳn từ ngày 3/5 - 10/5 theo lệnh của UBND tỉnh Quảng Nam tại Công văn 2606/UBND-KTN (ngày 27/4) kết hợp với thủy triều cao thì độ mặn tại Cầu Đỏ có khả năng lên tới vài nghìn mg/l. Trong khi đó mực nước An Trạch sẽ giảm rất sâu, trạm bơm phòng mặn An Trạch sẽ rất khó đủ đầu nước bơm cho NMN Cầu Đỏ nhằm duy trì nguồn cung cấp nước cho TP Đà Nẵng”, TS Lê Hùng phân tích.
Cần kế hoạch điều tiết nước hợp lý
Trước tình hình nêu trên, TS Lê Hùng kiến nghị, TP Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và các thủy điện cần ngồi lại với nhau đánh giá mực nước hồ hiện tại và dòng chảy đến cũng như xu thế lượng mưa các tháng mùa kiệt sắp đến. Từ đó đưa ra kế hoạch điều tiết cho hợp lý để tránh tính trạng thiếu nước trầm trọng các tháng cuối mùa kiệt (tháng được dự báo lượng mưa giảm trên 50% so với trung bình năm.
Trước mắt, với độ mặn tại cửa thu nước NMN Cầu Đỏ đã vượt mức 1.000 mg/l, TS Lê Hùng kiến nghị TP Đà Nẵng cần đề nghị nhà máy thủy điện A Vương phát xen kẽ từ ngày 3 - 10/5 (1 ngày phát và 1 ngày nghỉ), với lưu lượng phát của hồ A Vương (cùng với hồ Sông Bung 4) như yêu cầu của tỉnh Quảng Nam tại Công văn 2606/UBND-KTN.
Về phần mình Dawaco cho biết, để chủ động ứng phó xâm nhập mặn, bảo đảm cấp nước đủ nhu cầu sử dụng trên địa bàn TP Đà Nẵng trong dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 – 1/5, công ty đã tăng cường công tác giám sát chất lượng nước nguồn và đảm bảo an toàn vận hành các nhà máy, chuẩn bị các phương tiện cần thiết để phục vụ cho công tác cấp nước được an toàn.
Cùng với đó, Dawaco đã có thông báo đề nghị khách hàng cần có biện pháp chủ động tích trữ nước trong giờ thấp điểm, có kế hoạch sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý. Thường xuyên kiểm tra hệ thống cấp nước sau đồng hồ đo đếm, đề phòng rò rỉ, gây thất thoát nước. Khi có tình huống phát sinh liên quan đến dịch vụ cấp nước, nước yếu, nước thiếu thì khách hàng liên hệ Tổng đài 1900 2345 22 để được hỗ trợ ngay khi cần thiết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh