Quảng Nam: Điều tra làm rõ người đứng sau, cản trở việc xây lò đốt rác
Hà Nội: Dân công sở đội nắng 40 độ C đi lễ rằm tháng bảy / Lâm Đồng đề xuất Trung ương hỗ trợ 100 tỷ khắc phục hậu quả lũ lụt
Ông Thanh cho biết, gần đây có việc người dân ở các thôn gần lò đốt rác Đại Nghĩa, huyện Đại Lộc và khu xử lý rác Tam Xuân 2, huyện Núi Thành phản ứng việc thi công lò đốt rác Đại Nghĩa và khu chôn lấp rác tại Tam Xuân 2. Lãnh đạo địa phương đã đối thoại với dân và sẽ tiếp tục gặp gỡ, lắng nghe nguyện vọng của người dân trong thời gian tới.
Người dân dựng lều phản đối nhà máy đốt rác Đại Nghĩa.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cho rằng, thu gom xử lý rác thải là vấn đề rất khó khăn trên cả nước hiện nay, không riêng gì Quảng Nam. Đặc biệt, việc triển khai xây dựng nhà máy xử lý rác thải thường gặp phải sự phản ứng từ phía người dân địa phương bởi không người ai muốn đưa rác về nơi mình sinh sống. Tương tự, các dự án xây dựng nghĩa trang cũng không được người dân địa bàn đón nhận.
Mặc dù ai cũng biết những việc đó quan trọng đối với môi trường sống của cộng đồng và chính gia đình mình nhưng tâm lý chung, "bãi rác, nghĩa trang, tốt hơn là nên làm ở nơi khác".
Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, UBND tỉnh Quảng Nam đã triển khai xây dựng 2 lò đốt rác thải tại xã Đại Nghĩa (huyện Đại Lộc) và Tam Xuân 2 (huyện Núi Thành) thay cho 2 khu chôn lấp rác thải tại xã Đại Hiệp (đã đầy, đang làm thủ tục đóng cửa, phục hồi môi trường) và Tam Xuân 2 (đã gần đầy giai đoạn 1).
Đây là 2 khu xử lý rác thải tập trung quan trọng của tỉnh để giải quyết việc thu gom xử lý rác thải cho các địa phương trọng điểm ở phía Bắc và phía Nam của tỉnh. Ngoài ra còn một khu xử lý cấp khu vực nữa cũng đã được qui hoạch và nghiên cứu triển khai tại xã Quế Cường, huyện Quế Sơn.
Các vị trí này được lựa chọn phù hợp với các qui định của pháp luật, phân vùng hợp lý để chi phí vận chuyển chấp nhận được, trên cơ sở đồng thuận của chính quyền và nhân dân địa phương bằng các các cuộc khảo sát thực tế, họp và ghi biên bản.
Ông Thanh cho rằng, công nghệ đốt hiện nay dù chưa phải tuyệt đối an toàn nhưng dẫu sao vẫn tốt hơn rất nhiều so với chôn lấp. Ngoài ra, do đặc thù rác rất khó phân loại (hữu cơ, vô cơ, tái chế, chất rắn khó phân huỷ...) từ đầu nguồn như các nước tiên tiến và thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, độ ẩm cao nên sử dụng công nghệ cải tiến của các doanh nghiệp trong nước từ công nghệ tiên tiến của nước ngoài thường phù hợp hơn đối với đặc thù xử lý rác của Việt Nam.
“Tất nhiên các công nghệ này phải được kiểm tra, thẩm định nghiêm ngặt theo các qui chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam, được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng nhận, và khi triển khai tại một địa điểm cụ thể còn phải được một Hội đồng chuyên môn thẩm định về công nghệ và đánh giá tác động môi trường”, ông Thanh phát biểu.
Đối với lò đốt rác Đại Nghĩa, trước đó, Sở TN-MT đã chủ trì tổ chức đoàn đi thực tế lò đốt rác tương tự tại tỉnh Hưng Yên với thành phần là lãnh đạo huyện, lãnh đạo xã, thôn và 5 hộ dân. Các thành viên trong đoàn đã đánh giá cao tính an toàn của lò đốt theo công nghệ này.
Một số người dân địa phương, dù đã được giải thích của các cơ quan chức năng và cung cấp thông tin của các thành viên trong đoàn đi thực tế nhưng vẫn chưa đồng ý với việc triển khai dự án, kéo lên hiện trường để ngăn cản thi công.
Ông Thanh chỉ rõ, đây vừa là hiệu ứng lan tỏa của hiện tượng người dân nhiều địa phương phản ứng với các khu xử lý rác, vừa thể hiện tâm lý lo lắng, xuất phát từ ý kiến quan ngại của Công ty cấp nước Đà Nẵng đối với dự án.
“Quan điểm của tỉnh Quảng Nam là đề nghị các ngành của tỉnh, các cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể huyện Đại Lộc tăng cường tuyên truyền vận động giải thích cho nhân dân; xử lý các hành vi của kẻ xấu lôi kéo, kích động đẩy người dân vào vi phạm pháp luật, làm mất an ninh trật tự, văn hóa của địa phương”, ông Thanh nói.
Ngoài ra, ông Thanh cũng chỉ đạo Công ty CP Môi trường đô thị Quảng Nam phải cam kết bằng văn bản với ngườ dân về vấn đề bảo vệ môi trường trong thi công, không để nước thải tràn ra ngoài khi nhà máy rác đi vào hoạt động.
Trước đó, chia sẻ với PV Dân trí về lý do dựng lều phản đối làm nhà máy đốt rác, bà Nguyễn Thị Mai (thôn Đại An) cho biết, do lo sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và người dân nên bà bỏ cả công ăn việc làm để cùng người dân địa phương tập trung phản đối. Theo bà Mai, thông tin đưa ra là mỗi ngày nhà máy này thải ra 50m3 nước trong khi nhà máy lại quá gần khu vực dân cư nên người dân sợ nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu cho cánh đồng thôn Đại An sẽ bị ảnh hưởng.
Còn bà Nguyễn Thị Dung (thôn Đại An) cũng lo sợ nhà máy đốt rác này sẽ gây mùi hôi thối và ô nhiễm nguồn nước nên phản đối. Bà Dung nói, khi nào nhà nước giải quyết thoả đáng các vấn đề, người dân chấp nhận thì mới rút.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao