Sớm hoàn thiện đề án thành lập Trung tâm liên kết, "gỡ khó” đầu ra cho nông sản Đồng bằng sông Cửu Long
Cần Thơ: Xử phạt 30 triệu đồng một doanh nghiệp chuyển tải xăng dầu không đúng nơi quy định / Cần Thơ cảnh cáo 18 chủ đầu tư dự án chậm giải ngân vốn đầu tư công
Đề án Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL với mục tiêu “Một điểm đến đa dịch vụ”. Qua đó, thu hút đầu tư cho chế biến sâu các sản phẩm thủy sản, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, trong đó chú trọng sản phẩm giá trị gia tăng để tăng giá trị xuất khẩu.
Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường chủ trì, điều hành hội nghị.
Giúp phát triển công nghệ chế biến, bảo quản của các nhà máy để đáp ứng tiêu chuẩn của các thị trường cao cấp gắn với vùng chuyên canh và các trung tâm dịch vụ hậu cần để kết nối ra thị trường (bao bì, nhãn mác, đóng gói, vận chuyển, thanh toán, tài chính). Hoàn thành các hạng mục cơ bản phục vụ xuất khẩu nông sản vùng ĐBSCL qua các cửa khẩu Cần Thơ (gồm hệ thống các kho lạnh, kho ngoại quan, ICD, hệ thống logistics phục vụ xuất khẩu qua đường hàng không và đường biển).
Đồng thời, thông qua đề án các nhà đầu tư nắm giữ công nghệ cao vào lĩnh vực chế biến sâu cho những sản phẩm nông sản, thủy sản quan trọng nhất của ĐBSCL và các nhà đầu tư nắm giữ công nghệ cao trong phát triển nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp chia sẻ, nông nghiệp số vào giới thiệu, xây dựng mô hình mẫu và chuyển giao công nghệ cho các đơn vị sản xuất nông nghiệp trong vùng.
Đề án sẽ hình thành những phân khu hạt nhân của trung tâm: Phân khu sản xuất, phân khu chế biến, phân khu tiêu thụ và xuất khẩu và khu phi thuế quan. Mục tiêu của đề án là đến năm 2030, trung tâm trở thành hạt nhân của nền kinh tế nông nghiệp hiện đại ĐBSCL, thực hiện đầy đủ chức năng liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản vùng ĐBSCL với vai trò dẫn dắt (về công nghệ, đào tạo, chuyển giao giải pháp); thúc đẩy (kiến tạo các chuỗi liên kết, thu hút các nguồn lực) và hỗ trợ mạnh mẽ hoạt động kinh tế nông nghiệp toàn Vùng (nâng cao giá trị gia tăng, tiêu thụ, xuất khẩu).
Ông Vương Quốc Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng góp ý kiến.
Góp ý cho dự thảo Đề án thành lập Trung tâm, ông Lê Văn Sử - Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau nêu ý kiến, trong quy hoạch ĐBSCL, ngoài Cần Thơ là trung tâm của vùng, các địa phương cũng có trung tâm điều phối chuyên ngành như Kiên Giang, Cà Mau có trung tâm điều phối thủy sản, một số địa phương có trung tâm điều phối trái cây, lúa gạo. Như vậy, việc thành lập trung tâm tại Cần Thơ phải là trung tâm của các trung tâm, đóng vai trò kết nối. Ông Sử cũng lưu ý, đề án phải chú ý thông luồng vận tải hàng hóa đường biển để đi ra quốc tế.
Đồng quan điểm, ông Vương Quốc Nam - Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng có ý kiến thêm luồng vận tải hàng hóa đường bộ sẽ kết nối với các tuyến cao tốc. Riêng đường thủy và các hệ thống cảng, việc nạo vét luồng Định An - Trần Đề sẽ kết nối nhiều địa phương với Cần Thơ, cảng biển nước sâu Trần Đề có vai trò thông thương ra quốc tế. “Cần phải xem xét chức năng bổ sung thêm cơ chế phối hợp điều tiết giữa các địa phương trong vùng, kết nối như thế nào giữa các trung tâm trái cây, lúa gạo, thủy sản, đây cũng là mang tính quyết định”, ông Nam nhấn mạnh.
Bà Đinh Thị Phương Khanh - Phó giám đốc Sở NN&PTNT Long An góp ý kiến.
Thống nhất cao với việc thành lập Đề án, Bà Đinh Thị Phương Khanh - Phó giám đốc Sở NN&PTNT Long An cho rằng: Các địa phương của vùng có vai trò rất lớn trong đề án này, do đó cần làm rõ hơn mô hình quản lý, điều kiện pháp lý của trung tâm, vì đây là trung tâm của vùng và được chọn đặt tại Cần Thơ, vậy thì mối quan hệ của trung tâm này đối với các trung tâm đầu mối ở các địa phương khác là như thế nào, phải được làm rõ.
Là trung tâm của cả vùng, như vậy cần xác định vai trò của ngành nông nghiệp vùng trước, sau đó mới đến Cần Thơ và các địa phương. Đề án phải có mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn, nhiệm vụ cụ thể của UBND các tỉnh trong vùng. Đại diện tỉnh Long An cũng đề nghị ban soạn thảo đề án kiểm tra, rà soát lại số liệu phản ánh ngành nông nghiệp của vùng, một số còn chưa chính xác với thực tế. Đề án cũng chưa chưa khái quát, dự báo được tổng vốn thực hiện là bao nhiêu, phân kỳ đầu tư cụ thể như thế nào.
Hầu hết các ý kiến của đại diện bộ ngành trung ương, lãnh đạo các địa phương, các chuyên gia tư vấn đều thống nhất cao việc thành lập Trung tâm và có nhiều góp ý quan trọng khác cho việc hoàn thiện đề án. Nhiều đại biểu đã đặt vấn đề trung tâm sẽ hoạt động, vận hành như thế nào.
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết: Trung tâm được thành lập theo cơ chế đặc thù, không chỉ là một khu công nghiệp, khu kinh tế mà sẽ vận dụng hết những chính sách để phục vụ cho nông sản ĐBSCL. Trung tâm hoạt động đa dịch vụ, đa chức năng và có thể sẽ hoạt động như một trung tâm dịch vụ hành chính công.
Một vấn đề được Thứ trưởng lưu ý là để tránh tình trạng sản xuất, tiêu thụ chồng chéo trung tâm sẽ có sàn đấu giá giao dịch nông sản. Đề án thành lập Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ĐBSCL tại Cần Thơ được thực hiện sau Nghị quyết 45 của Quốc hội, cho phép thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Cần Thơ, hiệu lực từ 2022, thực hiện trong 5 năm.
Mục tiêu chung của việc thành lập Trung tâm nhằm đóng góp, xây dựng Cần Thơ trở thành thành phố trung tâm vùng ĐBSCL, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp của toàn vùng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo