“Mẹ chồng” Lan Hương: “Ngày con dâu lớn mới về chưa biết gói bánh chưng, giờ gói tốt rồi”
Cú sốc hoàng gia tiếp theo: Meghan Markle có thể sẽ không bao giờ quay lại Anh, tuyệt giao với gia đình chồng bởi dấu hiệu bất thường này / Khánh My – Tiến Vũ lần đầu công khai yêu nhau, “tình tứ không rời” trên thảm đỏ
Sau bộ phim “Sống chung với mẹ chồng”, NSND Lan Hương trở lại màn nhỏ với vai diễn trưởng phòng luôn tìm cách đe nẹt nhân viên trong bộ phim “Những nhân viên gương mẫu”. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng vai diễn này vẫn chưa vượt qua được vai mẹ chồng, chị nghĩ sao?
Mỗi vai có một nét riêng. Với tôi, không có vai nào nhỏ. Vai diễn nào cũng có những điều mong muốn, bản thân muốn gửi gắm vào trong đó.
Chúng ta không thể tham, lúc nào cũng đóng vai chính, vai trọng tâm trong bộ phim được, nhất là ở lứa tuổi như tôi. Như vừa rồi, tôi vừa hoàn thành xong 4 tập phim chiếu Tết, tôi vào vai bà mẹ, rất ngắn thôi.
Tuy nhiên, phần tôi muốn gửi gắm vào vai diễn của mình bao giờ cũng rõ. Điều đó mới là điều tôi quan tâm.
Chị có thể chia sẻ kỹ hơn về bộ phim Tết chị vừa tham gia?
Vừa rồi, tôi vừa hoàn thành bộ phim Tết “Mùa xuân sẽ trở lại” của đạo diễn Danh Dũng sẽ chiếu trong dịp Tết này. Tôi vào vai một bà mẹ ở nông thôn, bán cá, có cô con gái duy nhất. Cô con gái học sư phạm xong lên miền núi dạy học. Trước khi đi, cô con gái có anh người yêu ở làng. Mọi người đều mong muốn cô ổn định, mong cô trở về. Cuối cùng lại có kết thúc khác đẹp hơn, nhân văn hơn…
Bà mẹ là nguồn động viên, ủng hộ con đi làm theo đúng tình yêu, đam mê của con gái mình.
Luôn được các đạo diễn mời vào vai các bà mẹ, có khi nào chị cảm thấy nhàm chán?
Chưa bao giờ. Như tôi đã từng chia sẻ, vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam thì có đóng đến “n” các bà mẹ cũng chưa lột tả hết. Cho nên, mỗi bà mẹ có một số phận, một cuộc đời riêng, một sự nhân hậu, tình cảm rất riêng.
Tôi chưa bao giờ cảm thấy nhàm chán khi vào vai các bà mẹ dù bản thân đóng vai mẹ từ ngày còn rất trẻ.
Từ khi có thêm con dâu, Tết với gia đình chị có gì đặc biệt hơn?
Từ Tết năm ngoái nhà tôi có thêm con dâu thứ hai. Năm nay cũng như mọi năm thôi, Tết đến nhà tôi gói bánh chưng và vẫn sinh hoạt bình thường.
Nhà tôi duy trì ăn Tết truyền thống. Nhà tôi gói bánh chưng từ ngày 26. Đêm giao thừa sau khi bầy mâm cúng tổ tiên thì cả nhà ra Bờ Hồ xem bắn pháo hoa. Sau đó, về nhà hóa vàng, cả nhà quây quần bên mâm cơm đêm giao thừa.
Chị và các con dâu thường làm chung món gì vào dịp này?
Bây giờ, các con mình nhàn hạ hơn rất nhiều. Việc sắm Tết, con dâu tôi rất chu đáo. Mỗi đứa sắm một thứ, nên tôi ít phải mua.
Khi con dâu lớn mới về chưa biết gói bánh chưng, giờ em gói rất tốt rồi. Giờ con gói bánh chưng cùng tôi, nấu ăn cũng rất khéo.
Vợ chồng tôi ở cùng vợ chồng con trai cả, vợ chồng con trai thứ thì ở riêng. Khi tôi ở nhà thì tranh thủ trông cháu cho các con đi chơi, đi có việc. Còn khi tôi bận thì các con chủ động trong việc chăm nom cháu.
Ngoài duy trì gói bánh chưng mỗi khi Tết đến, “mẹ chồng” Lan Hương còn món tủ nào mỗi dịp Tết?
Ngoài gói bánh chưng, tôi còn làm giò xào, thịt bò kho.
Có nhiều người cho rằng, theo Tết truyền thống thì thường người phụ nữ phải lo toan hết còn đàn ông thì nhàn hạ hơn. Chị có nghĩ như thế?
Tôi không nghĩ như thế. Nghĩ như thế, theo tôi là phiến diện. Đấy là cách nói, cách nghĩ của số ít thôi, thường đàn ông trong gia đình mình như chồng, con giúp đỡ mình rất nhiều. Từ dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp, cho đến việc đi mua hoa chẳng hạn.
Con trai tôi cũng giúp đỡ mẹ rất nhiều. Từ khi bố mình còn sống, ông cụ cũng giúp đỡ con cháu rất nhiều thứ. Ví dụ mình mua hoa về, bố cũng bảo để đấy bố cắm cho. Hay như anh Đỗ Kỷ, anh giúp tôi rất nhiều. Khi đi mua đào, quất, hai vợ chồng rất hay đi cùng nhau.
Có những năm, công việc gia đình không quá bận rộn, ngày 28- 29 Tết, cả nhà kéo nhau đi lên vườn đào chụp ảnh, ngắm đào và mua. Không khí ấy cả nhà tôi đều thích. Mọi người rất háo hức đón chờ Tết là thế!
End of content
Không có tin nào tiếp theo