Lễ hội chùa Ông: Nét đẹp giao lưu văn hóa các cộng đồng dân tộc
Gọt hoa thuỷ tiên - thú chơi tao nhã ngày xuân / Đang nhận án treo, Ngọc Trinh có được phép tái xuất showbiz và kinh doanh online hay không?
Quá trình đoàn khách quốc tế tham gia lễ hội, ngành chức năng Đồng Nai tổ chức cho các đoàn tham quan di tích lịch sử, cơ sở tôn giáo, giới thiệu về vùng đất, con người Đồng Nai; qua đó giúp bạn bè quốc tế thấy được Đồng Nai nói riêng và Việt Nam nói chung là vùng đất mở, dung nạp văn hóa, tôn trọng tín ngưỡng của các tầng lớp nhân dân.
Chùa Ông được xây dựng năm 1684, tiếp giáp sông Đồng Nai. Đây là ngôi chùa có niên đại sớm nhất ở Nam Bộ, đánh dấu mốc lịch sử quá trình chung sống của cộng đồng người Việt và người Hoa trong công cuộc khẩn hoang, lập nghiệp, bảo vệ vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai. Lễ hội là dịp để nhân dân chiêm bái và ngưỡng vọng các bậc tiên hiền đã có công mở mang, xây dựng vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai và thể hiện nét đẹp trong giao lưu văn hóa của các cộng đồng dân tộc ở địa phương.
Trước đây, Lễ hội chùa Ông do cộng đồng người Hoa tổ chức; nay chủ thể của lễ hội là tất cả cộng đồng dân cư Hoa - Việt. Các hoạt động trong lễ hội vừa mang nét truyền thống của người Hoa vừa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam như: Lễ nghinh thần; lễ cầu an; lễ thả hoa đăng và phần hội gồm chương trình nghệ thuật mừng Đảng - mừng Xuân; biểu diễn võ thuật và các trò chơi dân gian như kéo co, nhảy bao bố; biểu diễn lân - sư - rồng; chương trình đờn ca tài tử Nam Bộ; giao lưu thư pháp Việt - Hoa; diễu hành áo dài truyền thống Việt Nam.
Trong ngày 19/2, Lễ hội chùa Ông bắt đầu với lễ nghinh thần. Đây là hình thức đưa các vị thần dân gian, các vị công thần khai phá, mở mang vùng đất Biên Hòa đi tham quan dân tình nhân dịp đầu năm mới; cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Để thực hiện lễ nghinh thần, Ban Tổ chức huy động khoảng 1.000 người di chuyển bằng đường thủy trên sông Đồng Nai và đường bộ tại thành phố Biên Hòa. Quá trình di chuyển bằng đường bộ, các đoàn biểu diễn kèn, trống, hóa trang thành các vị thần tiên, biểu diễn lân - sư - rồng; thu hút sự theo dõi của đông đảo người dân.
Để Lễ hội diễn ra trang nghiêm, an toàn, Ban Tổ chức đã phối hợp cùng ngành chức năng, tổ chức điều tiết giao thông; vận động người dân giữ gìn vệ sinh môi trường, không nâng giá các dịch vụ, đặc biệt là gửi xe; hạn chế đốt hương. Lễ hội chùa Ông diễn ra đến hết ngày 22/2 (tức 13 tháng Giêng).
End of content
Không có tin nào tiếp theo