Những cảnh phim đắt đỏ bậc nhất trong lịch sử điện ảnh
Nửa kia bị chê xấu, sao Việt phản ứng quyết liệt: Người nhờ cộng đồng mạng xử, người chửi thẳng mặt / Sau 1 năm phát sóng, ‘Trần tình lệnh’ của cặp đôi mỹ nam Tiêu Chiến – Vương Nhất Bác đã đạt được những thành tích đáng nể
Cảnh phim Quảng trường Thời đại trong Vanilla Sky (2001): Trong cảnh phim, David Aames (Tom Cruise) đã lái chiếc siêu xe đắt tiền tiến vào Quảng trường Thời đại, và ngạc nhiên khi thấy nơi được mệnh danh là “ngã tư của thế giới” giờ đã không một bóng người. Phân cảnh chỉ là giấc mơ của Aames, một gã triệu phú cô đơn.
Để thực hiện cảnh quay mà không dùng đến công nghệ đồ họa vi tính, đạo diễn Cameron Crowe đã thương lượng với Sở Cảnh sát New York để phong tỏa khu vực từ 5 giờ tới 8 giờ sáng một ngày chủ nhật trong tháng 11/2000. Phân cảnh kéo dài 30 giây tiêu tốn 1 triệu USD kinh phí thực hiện.
Cảnh sập cầu trong I am Legend (2007): Trong bộ phim lấy đề tài hậu tận thế, Dr. Robert Neville (Will Smith) là kẻ lang thang trên những con phố không một bóng người của New York. Khi đại dịch do virus bùng nổ, để phong tỏa thành phố, quân đội giật sập cầu Brooklyn. Sức ép từ vụ nổ đã khiến chiếc máy bay trực thăng sơ tán chở theo vợ con Neville gặp nạn. Cái chết thương tâm của họ đã hun đúc ý chí anh tìm ra phương thuốc chữa trị căn bệnh.
Vùng dân cư xung quanh, và trong khu vực ghi hình đã được yêu cầu sơ tán trong 6 đêm việc quay phim diễn ra. Quá trình này đòi hỏi sự chấp thuận của 14 cơ quan hành chính khác nhau. Việc ghi hình ban đêm cũng đòi hỏi sự đầu tư ánh sáng đắt đỏ cũng như đội kỹ thuật viên lên tới 250 người. Tổng số tiền đoàn phim đã tiêu tốn cho cảnh quay đầy cảm xúc lên tới 5 triệu USD.
Các cảnh truy đuổi trong Spectre (2015): Kinh phí phần phim thứ 24 về James Bond được đồn đại dao động trong khoảng 300 tới 350 triệu USD, trong đó 32 triệu USD dành riêng cho việc phá hủy loạt siêu xe sử dụng trong các cảnh truy đuổi. Trong cảnh phim Bond lái máy bay đuổi theo đoàn xe trên núi tuyết, giá trị của các phương tiện sử dụng trong cảnh phim, chưa bao gồm bảo hiểm và các chi phí liên quan, đã lên tới gần 1,5 triệu USD.
Một trong các cảnh đắt đỏ khác của phim là đoạn Bond lái chiếc Aston Marton DB10 lướt như bay qua những đường phố nhỏ hẹp của Vatican với tốc độ tối đa trong cuộc truy đuổi gã phản diện lái chiếc Jaguar. Được biết, 7/10 chiếc xe dùng cho việc ghi hình cảnh quay đã bị hư hại. Tổng số tiền hãng phim rót vào việc ghi hình trường đoạn chưa bao giờ được công bố. Tuy nhiên, có thể dễ dàng ước tính con số đã lên tới nhiều triệu USD.
Superman quay trở lại Krypton trong Superman Returns (2006): Trong bộ phim của đạo diễn Bryan Singer, cảnh phim Superman quay trở lại Krypton đã tiêu tốn của nhà sản xuất 10 triệu USD kinh phí, chủ yếu để xây dựng khung cảnh hành tinh mẹ của siêu anh hùng bằng công nghệ đồ họa vi tính.
Tuy nhiên, vào phút cuối, Warner Bros. cảm thấy cảnh quay không hợp với không khí vui vẻ của bộ phim và cắt bỏ nó khỏi bản chính thức. Quyết định của Warner Bros. biến cảnh phim trở thành một trong những cảnh phim bị loại bỏ đắt đỏ nhất lịch sử.
Cảnh truy đuổi trên đường cao tốc trong The Matrix Reloaded (2003): Để thực hiện cảnh quay, đoàn phim đã xây dựng một đoạn đường cao tốc giả tại một căn cứ hải quân không còn sử dụng thuộc Alameda California. Đoạn đường có chiều dài 2,4 km được sử dụng cho cảnh truy đuổi giữa Morpheus (Laurence Fishburne), Trinity (Carrie-Anne Moss), The Twins (Neil và Adrian Rayment)...
Kết quả của việc chuẩn bị này là 20 phút phim rượt đuổi nghẹt thở, và khó quên của lịch sử điện ảnh. Tổng chi phí thực hiện trường đoạn không được tiết lộ. Nhưng chưa tính đến số xe bị phá hủy, hay chi phí cho khâu kỹ xảo vi tính, riêng trị giá đoạn đường cao tốc giả sử dụng trong cảnh phim đã rơi vào khoảng 2,5 triệu USD.
Cảnh đổ bộ trong Saving Private Ryan (1998): Cảnh đổ bộ của quân Đồng minh lên bãi biển Normandie đã bị quân Đức chiếm đóng trong cảnh mở đầu dài 25 phút của Saving Private Ryan đã khiến khán giả ngỡ ngàng vì tính chân thực, sự khốc liệt và nỗi xót thương. Nhưng ít ai biết, đạo diễn Stephen Spielberg và đoàn phim đã mất 4 tuần và dàn diễn viên lên tới 750 người để tái hiện lại khung cảnh kinh hoàng của ngày lịch sử 6/6/1944 trên màn ảnh.
Vì không thể ghi hình tại bãi biển Omaha, đoàn phim đã phải di chuyển tới bờ biển phía đông của Ailen. Quá trình thực hiện cảnh phim thực sự là một thử thách với năng lực đạo diễn của Spielberg, với phần lớn nội dung các cảnh phim đều xảy ra một cách ngẫu nhiên. 12 triệu USD kinh phí là con số đầu tư xứng đáng cho một cảnh phim đi vào lịch sử.
Cảnh đâm tàu trong Speed 2: Cruise Control (1997): Trong cảnh phim, con tàu đã đâm vào một thị trấn yên bình trên đảo Saint Martin. Vào năm 1997, đồ họa vi tính vẫn còn là một kỹ thuật đắt đỏ và chưa đạt tới độ hoàn thiện. Do đó, nếu thực hiện vụ đâm tàu bằng công nghệ đồ họa, kinh phí làm phim Speed 2 sẽ bị đội lên tới 500 triệu USD.
Do đó, nhà sản xuất đã đi đến phương án xây dựng một bản sao 2/3 chiều dài con tàu, trong khi phần còn lại sẽ được tạo ra bằng đồ họa vi tính. Cách làm quả thực đã giúp kinh phí làm phim giảm xuống đáng kể, nhưng vẫn là một con số gây ngỡ ngàng với lịch sử Hollywood. 5 phút phim trên màn ảnh đã tiêu tốn của nhà sản xuất 25 triệu USD - bằng 83% kinh phí sản xuất cả bộ phim Speed (1994) trước đó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo