Thưởng lãm 'chuyện làng, chuyện phố' tại ngày hội Di sản văn hoá Đà Nẵng 2024
Đà Nẵng tìm giải pháp huy động nguồn lực xã hội cho đề án thành phố đổi mới sáng tạo / Đà Nẵng: Cấm một số loại ô tô trên Quốc lộ 1 giờ cao điểm
Theo Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng Huỳnh Đình Quốc Thiện, giữa lòng TP bên sông Hàn hiện đại hôm nay vẫn hiện hữu những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn thời gian như sợi dây kết nối từ quá khứ đến hiện tại, ẩn chứa bao câu chuyện văn hoá - lịch sử của TP và góp phần làm nên “phần hồn đô thị” cho Đà Nẵng.
Các trò chơi dân gian luôn là hoạt động rất sôi nổi, hấp dẫn tại Ngày hội Di sản văn hoá Đà Nẵng.
Đến với chương trình, công chúng sẽ được thưởng lãm triển lãm “Chuyện làng” gồm hơn 60 bức ảnh kể về sự khởi đầu của các đình làng tại Đà Nẵng trong dòng chảy lịch sử cùng với các di sản văn hóa phi vật thể gắn liền với mỗi đình làng. Triển lãm “Chuyện phố” gồm 30 tác phẩm tranh ký họa, vẽ lại một phần bức tranh đô thị Đà Nẵng trong thời kỳ thuộc Pháp.
Tại ngày hội cũng trưng bày một số sản phẩm lưu niệm thủ công là các mô hình bằng tăm tre, gỗ về các công trình kiến trúc nổi bật của TP do cộng đồng người yếu thế làm ra. Đồng thời Chi hội Di sản văn hóa Bảo tàng Đà Nẵng và một số nhà sưu tập tư nhân tổ chức chương trình “Chợ phiên đồ xưa Đà thành” trưng bày, giới thiệu và trao đổi những đồ vật gợi nhớ ký ức xưa.
Bên cạnh đó là cuộc thi làm mô hình các công trình kiến trúc tiêu biểu tại Đà Nẵng với chủ đề “Hồn phố” dành cho tất cả công dân trên 18 tuổi nhằm tôn vinh những câu chuyện và di sản văn hóa “sống” gắn liền với quy hoạch đô thị và các công trình kiến trúc nổi bật của TP, thu hút sự quan tâm của giới trẻ đối với việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc.
Vòng chung kết cuộc thi sẽ diễn ra lúc 8h ngày 23/11/2024; công chúng bình chọn trực tuyến từ ngày 19/11 – 11h ngày 23/11; bình chọn trực tiếp tại Bảo tàng Đà Nẵng từ ngày 21/11 – 11h ngày 23/11. Ban tổ chức sẽ lựa chọn 10 tác phẩm vào chấm chung kết, đồng thời tổ chức triển lãm “Hồn phố” để công chúng thưởng lãm và bình chọn cho tác phẩm yêu thích nhất.
Trong khuôn khổ ngày hội cũng sẽ diễn ra các trò chơi dân gian (ô ăn quan, cờ tướng, cờ cá ngựa, đi cà kheo, nhảy sạp, rồng rắn lên mây, đánh banh thẻ, bịt mắt đập trống, nhảy bao bố, kéo co, gánh thúng qua cầu tre, cướp cờ, đẩy gậy, tạt lon, ném vòng vào chai…) và các hoạt động trải nghiệm (vẽ tranh ký hoạ, vẽ tranh trên nón lá/giỏ xách/giấy, tô màu trên gỗ, ẩm thực truyền thống…).
“Các trò chơi dân gian và hoạt động trải nghiệm này không chỉ nhằm đem đến sân chơi lành mạnh, vui, khỏe, bổ ích mà còn góp phần khơi gợi cho mọi người về những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, hình thành nên ý thức gìn giữ những giá trị tinh thần, giá trị gia đình, tính cố kết cộng đồng”, ông Huỳnh Đình Quốc Thiện nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cận cảnh hiện trường nơi Đàm Vĩnh Hưng gặp tai nạn đứt lìa vài ngón chân, là nơi tụ tập nhiều người nổi tiếng
Mối quan hệ của Đàm Vĩnh Hưng với người chồng tỷ phú của Bích Tuyền trước khi đệ đơn kiện đòi bồi thường
Trương Quỳnh Anh tâm sự nỗi sợ hãi sau đổ vỡ hôn nhân, hé lộ cách tự chữa lành để bản thân được hạnh phúc
Thái độ Đàm Vĩnh Hưng sau khi khởi kiện chồng ca sĩ Bích Tuyền vì tai nạn đứt lìa vài ngón chân
Cát-xê của người mẫu và Hoa hậu Việt 2024 là bao nhiêu?
Hình tượng Tùng Dương ra sao trong mắt MONO sau khi hai người “va chạm”?