Hỗ trợ doanh nghiệp

Xóa khoảng 1.300 tỷ đồng nợ thuế cho các doanh nghiệp?

(DNVN) - Theo ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ chính sách Thuế (Bộ Tài chính), nếu dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật thuế TTĐB và Luật quản lý thuế được thông qua thì sẽ xóa khoảng 1.300 tỷ đồng tiền nợ thuế cho các doanh nghiệp.

Tại buổi họp báo chuyên đề Bộ Tài chính diễn ra hôm 20/10 vừa qua, ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ chính sách Thuế đã trả lời báo chí về một số vấn đề xung quanh dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật thuế TTĐB và Luật quản lý thuế.

Ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) thông tin tại buổi họp báo.

Trước thắc mắc của PV về việc Luật sửa đổi các luật thuế được thông qua thì đề xuất xóa nợ thuế trong thời gian từ 1/7/2007 đến 1/7/2013 có quá dài không và có tạo ra sự công bằng đối với doanh nghiệp chấp hành nghiêm pháp luật thuế hay không? ông Phạm Đình Thi cho biết, Bộ Tài chính đã có báo cáo tác động về việc xóa nợ gửi tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) trong dự án Luật, hiện số nợ xóa
khoảng 1.300 tỷ đồng.. 

Ông Thi cũng cho rằng, nếu không xóa thì tiền phạt chậm nộp cũng không thu được, thực tế các nhiều doanh nghiệp đã dừng hoạt động, phá sản cũng không được... việc thu nợ cũng gặp khó khăn.

Lãnh đạo Vụ chính sách thuế cũng cho biết, về thời gian xóa nợ, trước đó Bộ Tài chính đã tiếp thu ý kiến của UBTVQH chuyển sang thành dự thảo nghị quyết của Quốc hội với nội dung “xóa tiền phạt chậm nộp thuế từ 1/7/2007 đến 1/7/2013.

Trước thắc mắc về việc điều chỉnh lại mức phạt tiền chậm nộp thuế từ 0,05% (tương đương với khoảng 18,5% lãi suất ngân hàng) theo quy định hiện hành là quá cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp xuống còn 0,03% đã đảm bảo minh bạch và dễ thực hiện trong thực tế, ông Thi cho biết, thực tế việc quy định mức tỷ lệ phạt chậm nộp như hiện hành 12 đã không bảo đảm tính linh hoạt không theo kịp với mức lãi suất cho vay của ngân hàng (có thời gian thì cao hơn lãi suất ngân hàng, có thời gian thì lại thấp hơn lãi suất ngân hàng). 

"Tại một số nước: Tây Ban Nha, Xlô-Va-Ki-A mức tỷ lệ phạt cũng được quy định theo lãi suất ngân hàng. Do đó, để phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh của người nộp thuế và phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo minh bạch và dễ thực hiện, Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh lại mức phạt tiền chậm nộp thuế từ 0,05% xuống 0,03%", lãnh đạo Vụ Chính sách thuế nói.

 

VĂN HUY
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo