Hỗ trợ doanh nghiệp

Xu thế vốn đầu tư chảy ngược”

Cú sốc trong ngành ngân hàng châu Âu và những hệ lụy của nó đang hút luồng vốn đầu tư và tài chính chảy về cựu lục địa, gây ra tác động tiêu cực đối với tăng trưởng của thế giới, toàn cầu hóa và cả các nền kinh tế đang phát triển trong nhiều năm tới.

Hiện các nhà kinh tế vẫn loay hoay với câu hỏi rằng liệu xu hướng vốn đầu tư "chảy ngược về nguồn" chỉ là một đợt thủy triều xuống nhất thời, hay là sự sụt giảm dài hạn trên thị trường tài chính quốc tế mà có thể khiến tiến trình toàn cầu hóa bị đóng băng.

 

Từ trước tới nay, giới hoạch định chính sách vẫn lý giải rằng tốc độ tăng đột biến của kinh tế thế giới và xu hướng toàn cầu hóa được thúc đẩy mạnh mẽ hồi thập niên 1990 và 2000 một phần là nhờ các ngân hàng và nhà đầu tư hướng tầm nhìn ra bên ngoài quốc gia quê hương mình.

 

Cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) Alan Greenspan còn viện dẫn sự sụt giảm vốn đầu tư trong nước để bào chữa cho tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai triền miên của Hoa Kỳ mà khi đó khiến nhiều nhà kinh tế không khỏi lo lắng về nguy cơ khủng hoảng tín dụng.

 

Việc kiểm soát lỏng lẻo đối với nguồn vốn chuyển dịch qua biên giới cũng là "chất xúc tác" kích thích xu hướng đầu tư ra bên ngoài. Cùng với đó là những sự kiện như đồng tiền chung châu Âu euro ra đời và tốc độ phát triển chóng mặt của internet...

 

Chỉ tính riêng năm 2011, số lượng các khoản cho vay của khu vực ngân hàng châu Âu ở những thị trường mới nổi đã gấp 10 lần so với Hoa Kỳ.

 

Tuy nhiên, gió bắt đầu đổi chiều khi cuộc khủng hoảng đồng euro ngày càng tồi tệ và nhiều quy định mới nhằm ngăn chặn nguy cơ phải có thêm các gói cứu trợ được áp dụng.

 

Theo Giám đốc chiến lược quốc gia tại Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) Piroska Nagy, xu hướng rút vốn về nước đang diễn ra ồ ạt, không chỉ ở khu vực Trung và Đông Âu mà còn nhiều nơi khác. Bà khẳng định: "Đó là một nguy cơ hiện hữu và ngày càng rõ ràng".

 

Theo số liệu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) được công bố đầu tháng này, các khoản cho vay từ ngân hàng trong quý IV/2011 đã giảm kỷ lục 799 tỷ USD (2,5%) trên phạm vi toàn cầu. Đây là mức sụt giảm lớn nhất kể từ khi Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers của Mỹ sụp đổ 3 năm trước đó.

 

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hồi tháng 4 dự báo các ngân hàng châu Âu có thể sẽ tiếp tục giảm nguồn tiền cho vay để cân đối vốn. Đến cuối năm 2013, con số này có thể lên đến 2.600 tỷ USD.

 

Giáo sư Philip Lane ở Dublin, Ireland, cho rằng cuộc tranh luận liệu xu hướng vốn "chảy ngược về nguồn" có gây ra khủng hoảng tín dụng hay không cũng giống như phải phân biệt thế nào là lượng cholesterol phù hợp và nồng độ cholesterol tăng đột biến.

 

Đó là tách hẳn hiệu quả của những dòng vốn chuyển dịch qua biên giới với nguy cơ nảy sinh khi cho ngân hàng nước ngoài vay tiền. Theo ông, điều quan trọng là chính phủ các nước cần có biện pháp giải quyết nguồn vốn đổ về thị trường trong nước, hoặc đưa ra những sáng kiến như thiết lập liên minh ngân hàng châu Âu.

 

Các thể chế tài chính như IMF thừa nhận rằng, không giống như cuộc khủng hoảng 2008 - 2009, xu hướng rút vốn về nước hiện nay phần nhiều là để tái cấu trúc theo những quy định mới và có thể sẽ gây tác động lâu dài.

 

Giám đốc Tập đoàn Vốn quốc tế thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) Lars Thunell cho rằng việc các ngân hàng châu Âu rút vốn vẫn là mối quan ngại đáng kể, và những quy định mới như Quy tắc Basel III (nhằm tăng cường khả năng ứng phó với khủng hoảng của khu vực ngân hàng) là vấn đề then chốt.

 

Phát biểu tại hội nghị thường niên của diễn đàn các ngân hàng trung ương diễn ra cuối tuần qua, Cố vấn kinh tế của BIS Steve Cecchetti cho rằng xu hướng toàn cầu hóa về tài chính được nhiều người hiểu là hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ qua biên giới. Vì thế, nó mang lại lợi ích rất lớn cho tất cả các nước.

 

Tuy nhiên, vấn đề lại nằm ở những khâu trung gian cung cấp vốn, và cuộc khủng hoảng hiện nay đã cho thấy điều này.

 

 

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo