Hỗ trợ doanh nghiệp

Bầu Đức mất "đứa con nghìn tỷ", FLC mở hãng hàng không

(DNVN) - Tập đoàn FLC của ông Trịnh Văn Quyết duyệt chi 700 tỷ mở hãng hàng không; Lọc dầu Dung Quất được định giá kỷ lục 3,2 tỷ USD; Công ty mía đường của bầu Đức chính thức bị xóa tên... là những thông tin doanh nghiệp nổi bật nhất tuần qua.

Quá nhiều rào cản khiến doanh nghiệp tư nhân chậm lớn

Phát biểu tại buổi Hội thảo Đổi mới Doanh nghiệp Nhà nước và Phát triển kinh tế tư nhân diễn ra chiều ngày 30/5, TS. Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam cho rằng thành phần kinh tế Nhà nước, kinh tế tư nhân và cả khối doanh nghiệp FDI trong thời gian qua đều không cải thiện về chất lượng tăng trưởng.

Theo vị chuyên giá, những rào cản đang khiến các doanh nghiệp tư nhân đang phải lao đao như chi phí doanh nghiệp đang tăng cao có liên quan đến nguồn thu của Nhà nước, bao gồm cả chi phí chính thức và không chính thức.

Xem chi tiết tại đây!

Vietjet sẽ niêm yết trên sàn New York?

Mới đây, trả lời trên Bloomberg, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO Hãng hàng không Vietjet cho biết, hãng bay này đang tiến hành các cuộc đàm phán với các sàn giao dịch nước ngoài bao gồm London, Hong Kong, Singapore và New York để niêm yết cổ phiếu.

Theo vị này, việc niêm yết ở nước ngoài trên các thị trường lớn sẽ giúp tăng khả năng tiếp cận của hãng bay đối với nhiều nguồn vốn hơn, thúc đẩy kinh doanh chứng khoán và mở rộng danh sách các nhà đầu tư.

Xem chi tiết tại đây!

Công ty mía đường của bầu Đức chính thức bị xóa tên

 

Công ty mía đường của bầu Đức chính thức bị xóa tên.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai vừa cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với Công ty TNHH Mía đường TTC Attapeu. Công ty này tiền thân là Công ty TNHH Mía đường Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Sugar) của đại gia Đoàn Nguyên Đức, sau đó được Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa (mã: BHS) và Công ty Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (mã: SBT) góp vốn mua lại.

Xem chi tiết tại đây!

Công ty tàu biển lỗ hơn 3.400 tỷ bất ngờ đổi tên

Công ty cổ phần Vận tải biển Bắc vừa công bố nghị quyết và biên bản Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017, trong đó đáng chú ý là thông qua việc đổi tên công ty thành Công ty cổ phần Vận tải biển và Thương mại Phương Đông.

Nói về lý do đổi tên công ty, ông Trịnh Hữu Lương, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc NOS cho biết, việc đổi tên nhằm mục đích tạo thuận lợi cho quá trình kết nối với các đối tác, khách hàng khi giao dịch và kinh doanh theo hướng phát triển mới của công ty trong giai đoạn mới, thuận lợi hơn trong quá trình tìm kiếm cơ hội đầu tư, mở rộng thị trường theo định hướng phát triển bền vững trong thời gian tới.

 

Xem chi tiết tại đây!

Lọc dầu Dung Quất được định giá kỷ lục 3,2 tỷ USD

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ký Quyết định số 1938/QĐ-BCT về việc xác định giá trị Công ty TNHH một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để cổ phần hóa.

Theo đó, giá trị doanh nghiệp của BSR tại thời điểm ngày 31/12/2015 là 72.879.914.663.162 đồng, tương đương khoảng 3,2 tỷ USD. Trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là hơn 44.934 tỷ đồng.

Việc xác định giá trị doanh nghiệp là căn cứ để Công ty TNHH một thành viên Lọc Hóa dầu Bình Sơn thực hiện các công việc tiếp theo để cổ phần hóa. Đây là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất từ trước đến nay tiến hành cổ phần hóa. 

 

Xem chi tiết tại đây!

Vinalines đề xuất bán rẻ tàu "khủng" để cắt lỗ

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) vừa có đề xuất bán tàu Vinalines Trader có trọng tải 69.614 DWT đang kinh doanh thua lỗ để giảm bớt khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp.

Đặc biệt, Vinalines chấp nhận bán rẻ tàu khủng, chịu lỗ tới vài trăm tỷ đồng. Cụ thể, báo VietnamPlus dẫn báo cáo của Vinalines cho thấy, tàu Vinalines Trader được mua vào ngày 24/9/2010 với trị giá hơn 541,3 tỷ đồng, giá trị còn lại đến 30/6/2017 khoảng 105,8 tỷ đồng. Sau khi tính toán, giá trị thu hồi dự kiến của Vinalines đưa ra con số chỉ còn 97 tỷ đồng.

Xem chi tiết tại đây!

 

FLC chi 700 tỷ mở hãng hàng không Tre Việt

 

Ông Trịnh Văn Quyết duyệt chi 700 tỷ mở hãng hàng không.

Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (mã CK: FLC) vừa công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị quyết định thành lập công ty con với tên gọi Công ty TNHH Hàng không Tre Việt (Viet Bamboo Airlines), đặt trụ sở tại tầng 4, tòa nhà FLC Landmark Tower (Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Theo đó, Tập đoàn FLC sẽ sở hữu 100% vốn tại công ty Tre Việt và giao ông Đặng Tất Thắng - Phó tổng giám đốc FLC, làm người đại diện quản lý vốn của FLC tại công ty này. Nghị quyết cũng giao cho Tổng giám đốc Lê Thành Vinh chủ trì việc chuẩn bị hồ sơ pháp lý và tiến hành các thủ tục liên quan, để đăng ký thành lập Viet Bamboo Airlines theo quy định của pháp luật.

 

Xem chi tiết tại đây!

Nên đọc


Hòa Lộc
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo