Chuyển đổi số

“Loạn app” chống dịch: Nên tập trung giải quyết vấn đề liên thông dữ liệu

DNVN - Theo ông Trương Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam, vấn đề lớn nhất hiện đang gặp phải đó là không thể đồng bộ dữ liệu vào các app có chức năng giống nhau. Vì vậy, nên tập trung vào giải quyết vấn đề dữ liệu chứ không nên tập trung vào giải quyết vấn đề của app.

Thí điểm 1 năm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại 9 địa phương / Không chỉ Hà Nội, nhiều tỉnh lân cận cũng bị ô nhiễm không khí do bụi mịn PM 2,5 ở mức cao

Tại sự kiện “Software Freedom Day 2021 – Ngày hội phần mềm mã nguồn mở 2021” diễn ra ngày 18/9, ông Trương Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam, CEO iWay cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, CNTT chính là công cụ tích cực trong phòng chống dịch COVID-19, làm cho cuộc sống của mọi người trở nên dễ chịu hơn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, ngành CNTT Việt Nam vẫn chưa hoàn thành được sứ mệnh đó. Trước việc “loạn app” phòng chống dịch đã gây ra nhiều ảnh hưởng và khó chịu cho người dân.

Nêu kinh nghiệm về việc triển khai phần mềm hỗ trợ quản lý tiêm chủng của Ấn Độ có tên là CO-WIN với 4 kho dữ liệu tương ứng được quản lý tập trung bao gồm: Kho dữ liệu vaccine, dữ liệu đăng ký tiêm chủng, quản lý tiêm chủng và công bố kết quả tiêm chủng một cách công khai và minh bạch. Trong đó có 3 app chính thức được nhà nước Ấn Độ yêu cầu nhân dân bắt buộc phải dùng, còn lại có khoảng vài trăm app nối vào cơ sở dữ liệu chung này để khai thác dữ liệu theo quyền của mình được phân. Tính đến thời điểm hiện tại, nước này đã thành công với dự án tiêm chủng trên toàn quốc với số lượng rất lớn bao gồm 800 triệu liều vaccine đã được tiêm, với số người được tiêm mũi 2 là 200 triệu liều.

Từ bài học thành công của Ấn Độ, ông Trương Anh Tuấn hy vọng các đơn vị CNTT của Việt Nam có thể học tập và cũng tạo ra một kho dữ liệu chia sẻ miễn phí và nhà nước sẽ là đơn vị quản lý 100% kho dữ liệu này, sau đó phân quyền trên cơ sở các đơn vị, địa phương để cùng cập nhật vào kho dữ liệu dùng chung này một cách hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, thay vì việc Chính phủ yêu cầu dùng chung trên 1 app thì khi chúng ta đã có kho dữ liệu chia sẻ dùng chung nên cho phép các app cùng phát triển và được phép khai thác thoải mái trên cơ sở dữ liệu dùng chung đó, miễn là khai thác đúng phần dữ liệu được phân quyền.

Cũng theo ông Tuấn, vấn đề lớn nhất hiện nay mà Việt Nam đang gặp phải đó là không thể đồng bộ dữ liệu vào các app giống nhau. Vì vậy, nên tập trung vào giải quyết vấn đề dữ liệu chứ không nên tập trung vào giải quyết vấn đề của app.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, các giải pháp, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 đóng vai trò quan trọng trong thực hiện khai báo y tế điện tử, truy vết, phát hiện người tiếp xúc gần với người mắc COVID-19; quản lý người cách ly, giám sát các khu cách ly; đánh giá nguy cơ dịch bệnh ở các địa phương; quản lý công tác tiêm chủng, kết quả xét nghiệm…

Báo cáo sơ kết công tác triển khai công nghệ phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Thông tin và Truyền thông gửi Thủ tướng Chính phủ cũng cho biết, Việt Nam hiện có khoảng 20 phần mềm phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Tuy nhiên, với tình trạng quá nhiều app phục vụ công tác phòng, chống dịch thời gian qua, người dân đang bị "loạn app” từ đó, phát sinh nhiều khó khăn đặc biệt là khó khăn về hệ thống CNTT trong phòng chống dịch bệnh.

Thực tế cho thấy, tại mỗi cơ quan, đơn vị lại yêu cầu người dân ra - vào đơn vị mình sử dụng khai báo ở những app khác nhau, dẫn đến nhiều bất cập, thiếu thống nhất. Chưa kể mỗi app đều yêu cầu khai báo thông tin cá nhân và cho ra một mã QR, gây ra nhiều thắc mắc liệu các mã này của một người có đồng nhất hay khác nhau? Việc bảo mật thông tin khai báo trên app có được an toàn hay không?

Chuyện “loạn app” chống dịch: Nên tập trung vào giải quyết vấn đề dữ liệu chứ ko nên tập trung giải quyết vấn đề của app.

Hiện có quá nhiều app chống dịch COVID-19 khiến người dùng bối rối.

“Loạn app” phục vụ phòng chống dịch bệnh COVID-19 dẫn đến hệ thống CNTT vẫn chưa có sự đồng bộ và thiếu cập nhật trong các tính năng của các ứng dụng này. Mới đây Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải có một app thống nhất chung là rất cần thiết vì người dân đang rất bối rối, lúng túng không biết nên dùng app nào, Bluezone hay Sổ Sức khỏe điện tử, Tokhaiyte.vn, VHD hay QR code, Ncovi… để biết được tình trạng của mình là “thẻ xanh” (đã tiêm đủ 2 mũi), “thẻ vàng” (đã tiêm 1 mũi) và nhiều thông tin khác.

Hiện có quá nhiều ap nhưng khi gộp chung lại thành một app thì sẽ gặp khó khăn vì tính liên thông của dữ liệu, gây khó khăn trong việc quản lý và cập nhật dữ liệu.

Theo các chuyên gia, khả năng gộp các ứng dụng phòng chống dịch thành một ứng dụng lớn là khó khả thi vì mỗi ứng dụng có chức năng khác nhau, phạm vi sử dụng với những đối tượng khác nhau, đồng bộ công nghệ lõi cũng rất khó khăn.

Về tình trạng có quá nhiều app khiến người dân bối rối khi khai báo y tế được nhiều báo chí và người dân phản ảnh, Thượng tá Tô Anh Dũng cho biết, Bộ Công an, Bộ Y tế và Bộ Thông tin và Truyền thông đã họp bàn và thống nhất sử dụng một mã QR duy nhất. Nghĩa là, khi người dân khai báo trên bất kỳ app nào đều sinh ra một mã QR duy nhất để cơ quan chức năng kiểm soát thông tin một cách chính xác, nhanh chóng.

Cũng tại cuộc làm việc với lãnh đạo các Bộ: Công an, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải; một số doanh nghiệp công nghệ thông tin… về ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, chiều 10/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 yêu cầu, thời gian tới, sẽ chỉ có một ứng dụng công nghệ phục vụ công tác phòng, chống dịch, đảm bảo thuận tiện cho người dân sử dụng, đáp ứng yêu cầu thông tin và dữ liệu.

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm