Chuyển đổi số

Alibaba.com sẵn sàng giúp các doanh nghiệp SME Việt Nam vươn ra thế giới trong thời kỳ hậu Covid-19

DNVN - Alibaba.com đã ra mắt 4 gói hội viên tùy chỉnh và một loạt giải pháp kỹ thuật số gồm các công cụ sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt vươn ra toàn cầu và chia sẻ cách thức kết nối với người mua trên khắp thế giới.

Alibaba ra mắt nền tảng thương mại điện tử B2B toàn cầu để kết nối các nhà cung cấp hàng hóa y tế chống dịch COVID-19 / Quỹ Jack Ma và Quỹ Alibaba chia sẻ bài học về giám sát phát tán lây lan dịch Covid-19, từ các bác sĩ trực tiếp điều trị bệnh của Bệnh viện ĐH Y khoa Chiết Giang


Ngày 23/4/2020, Aibaba.com, nền tảng thương mại điện tử doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) toàn cầu của Tập đoàn Alibaba, đã tổ chức hội thảo trực tuyến cho các doanh nghiệp Việt Nam đang tìm cách vượt qua suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay do đại dịch Covid-19.

Hơn 9.200 doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam đã tham gia Hội thảo trực tuyến dành cho doanh nghiệp bán hàng “New and Now 2020 Go Export” của Alibaba.com. Trong buổi hội thảo, Alibaba.com đã ra mắt 4 gói hội viên tùy chỉnh và một loạt giải pháp kỹ thuật số gồm các công cụ sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt vươn ra toàn cầu và chia sẻ cách thức kết nối với người mua trên khắp thế giới. Đặc biệt, Hội thảo có sự góp mặt của Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM), chia sẻ về các chính sách mới của Chính phủ Việt Nam về thương mại điện tử.

Ông Zhang Kuo - Tổng Giám đốc Alibaba.com và ông Kuo Yiling - Trưởng đại diện Châu Á Thái Bình Dương của Alibaba.com chia sẻ những phân tích về các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) địa phương và xu hướng người mua toàn cầu trên thị trường. Hai nhà lãnh đạo đã giới thiệu các giải pháp cho doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi kỹ thuật số và tìm ra hướng đi bền vững lâu dài. Ông Zhu Yi - Phó Tổng Giám Đốc Alibaba.com tại Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam thành công trên thị trường thương mại điện tử thảo luận thêm về các bước để nắm bắt cơ hội giao dịch toàn cầu trong kỷ nguyên kỹ thuật số.

Tại buổi hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Dũng - Phó chủ tịch VECOM khẳng định: “Ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh đang được quan tâm và triển khai rất mạnh mẽ. Năm 2020, Chính phủ đã phê duyệt dự án quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, theo đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam có thể đăng ký kinh doanh, nộp thuế và thực hiện nhiều thủ tục khác bằng chữ ký điện tử”

Quan điểm của Chủ tịch Tập đoàn Alibaba, ông Daniel Zhang, trong một chia sẻ mới đây cho thấy SMEs đang trở thành “nhân tố sống còn” của một nền kinh tế. Alibaba.com, một trong những nền tảng thương mại điện tử B2B hàng đầu thế giới đang thực hiện các bước giúp các “nhân tố” vượt qua giai đoạn đầy thách thức này. Ông Zhang Kuo - Tổng Giám đốc Alibaba.com cho biết: “Chiến lược của chúng tôi là giúp nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ vươn ra thế, đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam. Chúng tôi đang làm mới các triển lãm thương mại trực tuyến để đảm bảo người mua có thể tìm thấy nhà cung cấp thông qua các video, họp trực tuyến và truyền hình trực tuyến. Thêm nữa, cung cấp tất cả các loại công cụ cho phép nhà cung cấp số hóa các sản phẩm, chương trình khuyến mãi và dịch vụ của họ để các thông tin này có thể được dễ dàng tiếp cận bởi người mua trên toàn cầu”

Theo một khảo sát gần đây, hầu hết người mua trên thế giới đang tìm nguồn cung cho sản phẩm thông qua các công cụ tìm kiếm hoặc các nền tảng thương mại điện tử. Ông Kuo Yiling, Trưởng đại diện Châu Á Thái Bình Dương, chia sẻ: “Với lưu lượng truy cập tăng trưởng trên 40% qua từng năm, tính đến nay, gần 20 triệu người mua từ hơn 200 quốc gia và lãnh thổ đã dò hỏi hoặc yêu cầu báo giá trên Alibaba.com. Các nhà cung cấp tại Việt Nam của chúng tôi đã đăng tải 600.000 sản phẩm lên nền tảng và bình quân trong 30 ngày nhận được 50.000 yêu cầu báo giá trên toàn thế giới. Những ngành công nghiệp địa phương nổi trội như thực phẩm (F&B), nhà ở và sân vườn, kiến trúc đã có sự phát triển ấn tượng.”

Hội thảo trực tuyến thu hút sự theo dõi của 9.200 doanh nghiệp Việt Nam.

Hội thảo trực tuyến thu hút sự theo dõi của 9.200 doanh nghiệp Việt Nam.

Alibaba.com đã và đang đi đầu trong việc tận dụng công nghệ dữ liệu lớn (big data) và công nghệ thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn thế giới. “Smart Marketing Solution” - Giải pháp tiếp thị thông minh, được công bố tại hội thảo sẽ giúp các nhà cung cấp Việt Nam quảng cáo sản phẩm của họ với mức giá hợp lý bằng cách sử dụng công nghệ dữ liệu lớn. Giải pháp này giúp SMEs dễ dàng có được lưu lượng khách hàng mới, nắm được thông tin về các sản phẩm đang được khách hàng quan tâm, hiểu rõ hơn về thị trường và tỷ lệ chuyển đổi để có thể phát triển chiến lược kinh doanh và tăng trưởng trong tương lai. Bên cạnh đó, nền tảng công nghệ còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhân công thông qua tự động hóa.

Với “Value Added Service Solutions” - các Giải pháp dịch vụ giá trị gia tăng khác nhau trên nền tảng Alibaba.com, nhà cung cấp có thể nhanh chóng thiết lập mô hình kinh doanh trực tuyến của mình sử dụng dịch vụ hỗ trợ đăng sản phẩm, tạo cửa hàng trực tuyến và xác minh. Alibaba.com cũng đã khởi động “Together We Can - Alibaba.com cùng Người bán tăng tốc” - một chương trình đào tạo trực tuyến độc quyền và tùy chỉnh nhằm giúp SMEs vượt qua giai đoạn đặc biệt này.

Bà Lã Kim Nhung, người sáng lập IMITI CO., LTD, đã chia sẻ câu chuyện phát triển công ty nội thất của mình. Bắt đầu chỉ với 5-10 nhân viên, hiện công ty đã mở rộng kinh doanh ra hơn 10 quốc gia nhờ vào nền tảng Alibaba.com. Theo bà, các doanh nghiệp cần đấu tranh vì tương lai kỹ thuật số.

Cũng trong hội nghị này, bà Ngô Thị Thanh Hiền, Phó Giám đốc Công ty Công nghiệp Ameco, một trong những công ty cơ khí hàng đầu tại Việt Nam, khẳng định chuyển đổi kỹ thuật số là điều bắt buộc đối với các doanh nghiệp. Công ty đã nhận được đơn đặt hàng đầu tiên từ nước ngoài thông qua Alibaba.com và hiện nay 70% sản lượng của Ameco đang được xuất khẩu sang hơn 50 quốc gia trên thế giới.

Nhật Xuân
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo