Bộ TT&TT đưa ra 5 khuyến nghị về đảm bảo an toàn, an ninh mạng
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu: Việt Nam đang đi quá chậm trong cuộc Cách mạng 4.0 / CEO FPT: “Không ít doanh nghiệp sẽ biến mất vì chậm trễ trong chuyển đổi số”
Bộ TT&TT vừa ra 5 khuyến nghị về đảm bảo an toàn, an ninh mạng.
Theo đó, Bộ TT&TT thường xuyên đưa ra các cảnh báo về an toàn, an ninh mạng, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần thay đổi thái độ khi tiếp nhận các cảnh báo đó, vì hậu quả xảy ra là nghiêm trọng, gây thiệt hại về uy tín cũng như tiền bạc.
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần tham gia vào mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia để chia sẻ, tiếp nhận các thông tin về sự cố an toàn, an ninh mạng và hỗ trợ xử lý nếu cần.
Thông điệp của Bộ TT&TT nhấn mạnh, khi xảy ra các sự cố về an toàn, an ninh mạng, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần phải xác định trách nhiệm vào cuộc ngay lập tức, Bộ TT&TT khi gửi cảnh báo sẽ gửi cho người đứng đầu Bộ, ngành, địa phương tương ứng.
Bộ TT&TT cũng cho biết, thống nhất, chia sẻ thông tin, phối hợp liên kết giữa các lực lượng, Bộ TT&TT (Cục An toàn Thông tin), Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao), Bộ Quốc phòng (Bộ Tư lệnh Tác chiến Không gian mạng) và chủ quản Hệ thống thông tin trong công tác về an toàn, an ninh mạng.
Bộ TT&TT đã tập hợp, lựa chọn, thúc đẩy các doanh nghiệp Việt phát triển các sản phẩm về an toàn, an ninh mạng, sẵn sàng cung cấp cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên toàn quốc để đảm bảo một không gian mạng an toàn cho Việt Nam.
Trong một chia sẻ mới đây về an toàn thông tin mạng, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) cho rằng, quan điểm bảo đảm an toàn thông tin mạng có sự tương đồng giữa ngành y với an ninh mạng. Với ngành y tế, khi thiếu thốn thì người ta sẽ chỉ quan tâm đến điều trị, với các nước nghèo ban đầu sẽ chỉ quan tâm đầu tư cho khâu điều trị bệnh. Nhưng ở những nước phát triển thì họ lại quan tâm vào đầu tư rất lớn đến y tế dự phòng, việc đầu tư cho các chương trình y tế dự phòng sẽ tiêu tốn những khoản chi phí lớn, vì các chương trình này quan tâm phòng bệnh cho toàn xã hội, mặc dù bỏ ra những khoản chi phí ban đầu lớn nhưng hiệu quả của việc phòng bệnh cho toàn xã hội rất lớn, giảm các thiệt hại nếu để xảy ra dịch bệnh. Do đó ngành y tế ngày nay đã quan tâm đầu tư tăng cường cho phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Với ngành an toàn thông tin cũng vậy, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cho rằng, ngành an toàn thông tin phải đặt vấn đề làm thế nào để tăng cường phòng bệnh, phòng chống lây lan các mã độc, virus tấn công mạng. Ngành y tế quan tâm đến việc đào tạo bác sĩ nội, sản xuất thuốc nội, thì ngành an toàn thông tin cũng vậy, phải phát triển các doanh nghiệp, sản phẩm an toàn thông tin trong nước và khuyến khích các hệ thống thông tin sử dụng.
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cũng nhấn mạnh trong bối cảnh an ninh mạng đang diễn ra rất phức tạp thì ý thức của toàn xã hội phải được nâng cao, tránh tình trạng nước đến chân mới nhảy, khi bị sự cố mới ứng cứu. Do đó phải tổ chức giám sát an toàn thông tin thật tốt, tổ chức đào tạo, tổ chức ngày an toàn thông tin để nâng cao nhận thức, các hoạt động này chính là nâng cao phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phải nâng cao nhận thức, biến nhận thức thành hành động cụ thể, Việt Nam phải phấn đấu có lực lượng làm an ninh mạng nâng tầm với các tổ chức quốc tế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo