Chuyển đổi số

Cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo 'pig butchering' trên mạng xã hội

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Cảnh sát Liên bang Australia (AFP) đang cảnh báo về một hình thức lừa đảo tinh vi được gọi là “pig butchering” tại nước này, trong đó đối tượng lừa đảo dẫn dụ nạn nhân kết bạn trên mạng xã hội và đầu tư vào các nền tảng giả mạo.

Đông Nam Bộ thúc đẩy chuyển đổi số lĩnh vực giáo dục và đào tạo / Kết nối các cơ sở dữ liệu, tháo gỡ vướng mắc thủ tục hành chính về đất đai

Ông Chris Goldsmid tại bộ phận phụ trách tội phạm mạng của AFP nêu rõ thủ đoạn của những kẻ lừa đảo theo hình thức “pig butchering” là dành một thời gian dài để chiếm lòng tin của nạn nhân trước khi dẫn dụ họ vào các vận may tài chính.

Ông nêu cụ thể các bước hành động của loại tội phạm này, bao gồm: xây dựng hình tượng, thao túng tâm lý, lừa đảo đầu tư và rút tiền. Trước hết, những kẻ lừa đảo thường xây dựng hình tượng người giàu có, thường là chủ doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư thành đạt, đang tìm kiếm tình bạn nhưng hiện tại quá bận rộn không thể gặp mặt trực tiếp. Tiếp theo, kẻ lửa đảo nhắn tin cho nạn nhân mỗi ngày để kết thân.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.


Theo thời gian, kẻ lừa đảo phô trương về sự giàu có của bản thân, những món đồ đắt tiền mới mua và những chuyến du lịch xa xỉ. Khi nạn nhân hỏi cách làm giàu, kẻ lừa đảo dẫn dụ họ đến một trang web đầu tư giả mạo giống hệt một trang web đầu tư nổi tiếng. Sau khi "đầu tư" vào trang web giả mạo này, nạn nhân sẽ được cung cấp các báo cáo đầu tư giả mạo hằng tuần, hằng tháng hoặc hằng năm, cho thấy khoản đầu tư của họ đang tăng trưởng và họ tiếp tục gửi tiền đầu tư. Cuối cùng, khi nạn nhân từ chối đầu tư thêm hoặc muốn rút tiền lãi, hoặc sau một thời gian, kẻ lửa đảo sẽ rút tiền và biến mất.

Ông Goldsmid nhấn mạnh đây là lần đầu tiên AFP công bố chi tiết các bước thực hiện hành vi lừa đảo này nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về những thủ đoạn của các đối tượng tội phạm.

Ngoài ra, một số đối tượng tội phạm còn thuyết phục nạn nhân mở tài khoản ngân hàng để thực hiện hoạt động rửa tiền hoặc vận chuyển ma túy bất hợp pháp. Theo ông Goldsmid, các băng nhóm tội phạm đang lôi kéo người dân Australia gửi tiền ra nước ngoài và dùng số tiền này để tài trợ cho các hoạt động tội phạm nghiêm trọng khác. Dữ liệu Scamwatch mới nhất cho thấy các nạn nhân đã mất tới 40 triệu AUD (26,5 triệu USD) chỉ riêng trong các vụ lừa đảo tình cảm năm 2022.

 

AFP tin rằng con số còn cao hơn nữa do nhiều nạn nhân không trình báo với nhà chức trách vì xấu hổ. Chính vì vậy, ông Goldsmid khuyến nghị người dân nếu bị lừa đảo nên báo cho cơ quan chức năng và kể với bạn bè, gia đình hoặc cộng đồng về những gì đã xảy ra vì càng nhiều người biết về thủ đoạn lừa đảo thì những kẻ tội phạm càng khó nhắm mục tiêu vào những người khác.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm