Chậm chuyển đổi số, doanh nghiệp tài chính ngân hàng sẽ tự đặt mình vào tình trạng rủi ro
Ngân hàng số: Cuộc chạy đua không có điểm dừng, nếu không muốn thất bại / Việt Nam còn trải qua nhiều chông gai mới có hình hài ngân hàng số
Nhận định trên được các chuyên gia đưa ra tại Hội thảo Future Banking & Financial Services Forum với chủ đề “Chuyển đổi số ngành tài chính, ngân hàng, hướng tới cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ số” diễn ra vào sáng nay 7/10.
Phát biểu tại sự kiện, ông Vũ Viết Ngoạn – Nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia cho biết, bất chấp những khó khăn bởi dịch bệnh COVID-19 bùng phát trên toàn thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn ghi nhận những chỉ số tăng trưởng ngoạn mục.
Tính đến 30/6/2021, chỉ số VN-Index đã đạt trên 1400 điểm, tăng trên 27% so với cuối năm 2020. Thanh khoản thị trường cán mốc trên 1 tỷ USD. Số lượng tài khoản các nhà đầu tư mới mở cũng đạt kỷ lục tăng 58% so với cuối năm 2020. Mức vốn hóa thị trường cũng đạt trên 68.000 tỷ tăng 29% so với cuối năm 2020 và đạt trên 108% GDP.
Mức chuyển mình trong chuyển đổi số của các tổ chức tài chính thời gian qua rất ấn tượng. Cơ hội tăng trưởng rất lớn nhưng thách thức cũng rất nhiều. Các tổ chức tài chính liệu có tận dụng được những cơ hội mới giữa và sau đại dịch không? Có khả năng đổi mới sáng tạo mang tính đột phá để thích ứng với mô hình tiêu dùng mới của khách hàng sau đại dịch không?
Thưc tế cho thấy không gian cho đổi mới sáng tạo, cho chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ngân hàng còn rất lớn. Dư địa chuyển đổi số trong lĩnh vực chứng khoán và đầu tư thậm chí còn lớn hơn nữa nếu như so sánh mức độ chuyển đổi số của các quốc gia trên thế giới và khu vực.
Bên cạnh đó, các chuyên gia hàng đầu và các tổ chức tài chính cũng cho rằng nếu doanh nghiệp nào không bắt tay ngay vào công cuộc chuyển đổi số, thay đổi mô hình kinh doanh thì sẽ giống như việc đang tự đặt mình vào tình trạng rủi ro, vào cái bẫy của việc phá sản.
Không gian cho đổi mới sáng tạo, cho chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ngân hàng còn rất lớn.
Còn theo ông Nguyễn Quốc Hùng – Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, làn sóng COVID-19 bùng phát lần thứ 4 đã tác động khá tiêu cực lên sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành tài chính – ngân hàng nói riêng. Song không phủ nhận đó cũng là tác nhân tác động tích cực, thúc đẩy tiến trình số hóa nhanh hơn bởi sự cấp thiết của việc duy trì hoạt động lưu thông tiền tệ thường xuyên, liên tục.
Việc ứng dụng công nghệ số giúp thay đổi diện mạo của ngân hàng, tạo ra nhiều giá trị mới như trải nghiệm khách hàng tốt hơn; chất lượng vận hành, dịch vụ tốt hơn, hiệu quả hơn; giảm chi phí vận hành; nhiều dịch vụ sáng tạo và an toàn bảo mật hơn.
Tuy nhiên, xét một cách khách quan và trực diện, chuyển đổi số tại các ngân hàng Việt Nam còn chưa có tính tổng thể, việc đầu tư hạ tầng theo phương thức on-premies (một dạng mô hình phần mềm được cài từ chính máy chủ và hệ thống máy tính của doanh nghiệp - PV) vẫn là chính nên năng lực về hạ tầng công nghệ hiện chưa đáp ứng kịp tốc độ ứng dụng công nghệ số, một số ngân hàng đã tiếp cận dịch vụ điện toán đám mây, song vẫn còn những tranh luận liên quan đến việc sử dụng công nghệ mới này, ông Hùng chia sẻ.
Mặc dù việc chuyển đổi số trong lĩnh vực chứng khoán thời gian qua đã diễn ra khá tích cực, đảm bảo thị trường hoạt động được kết nối thông suốt nhưng để triển khai thành công được các giải pháp chuyển đổi số, các công ty chứng khoán đang gặp 2 khó khăn lớn nhất đó là về chi phí cho chuyển đổi số tương đối lớn và vấn đề về nhân lực đặc biệt là nhân lực lĩnh vực công nghệ.
Ông Nguyễn Thanh Kỳ - Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam cũng cho rằng, chuyển đổi số đã trở thành một yêu cầu cấp thiết của toàn xã hội. Đặc biệt, trong ngành chứng khoán hệ thống công nghệ thông tin là nền tảng quan trọng cần phải được nâng cao thường xuyên để nâng cao năng lực xử lý công nghệ và thông tin một cách nhanh chóng, chính xác nhất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo