Chuyển đổi sang thẻ chip sẽ tránh cho Việt Nam trở thành “vùng trũng” của tội phạm thẻ quốc tế
BIDV và VRB tiên phong cung cấp dịch vụ thanh toán cho thẻ chip MIR của Nga tại Việt Nam / Cuối năm 2020, TP.HCM thí điểm ứng dụng thẻ chip nội địa trong thanh toán giao thông
Tại tọa đàm trực tuyến “Phát triển hệ sinh thái thanh toán không tiền mặt: Khai thác giá trị gia tăng thẻ nội địa” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam phối hợp Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) tổ chức mới đây, ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, tính đến tháng 9/2021, số lượng tài khoản thanh toán của cá nhân tăng trưởng 15% so với năm trước; số lượng thẻ lưu hành có sự tăng trưởng là 7%; số lượng ờ thanh toán qua Internet tăng 51%, giá trị tăng 29%; đặc biệt là thanh toán qua kênh điện thoại di động tăng trưởng rất ấn tượng mức độ là 76%, giá trị cũng tương tự như vậy tăng lên 88%. Hình thức thanh toán mới QR code tăng trưởng 64%, giá trị cũng như vậy tăng 128%.
“Số lượng thanh toán qua các kênh truyền thông như POS, ATM cũng tăng trưởng chậm lại, đặc biệt là ATM có dấu hiệu là giảm sút. Chuyển đổi sang thẻ chip là phù hợp với xu hướng quốc tế. Ở nước ngoài, họ không còn chuyển đổi nữa, mà họ đã đi vào ứng dụng, đặc biệt là những nước như là Anh, hay Úc để thanh toán phi tiếp xúc dựa trên thẻ chip rất an toàn thuận tiện”, ông Dũng nhận định.
Về tình hình phát triển thẻ ngân hàng tại Việt Nam, ông Dũng cho biết, đến thời điểm này có khoảng 122 triệu thẻ đang lưu hành, bao gồm cả thẻ cả nội địa lẫn cả quốc tế. Trong 9 tháng đầu năm 2021, số lượng thanh toán giao dịch nội địa của ngân hàng tăng tương ứng 30% về số lượng và 18% về giá trị so với cùng kỳ 2020.
Chuyển đổi sang thẻ chip sẽ tránh cho Việt Nam trở thành “vùng trũng” của tội phạm thẻ quốc tế.
“Việc đổi từ thẻ từ sang thẻ chip là phù hợp với tình hình thực tiễn ở Việt Nam bởi lẽ chúng ta đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ ở thẻ từ như trong rút tiền, trong thanh toán cà thẻ. Việc sớm chuyển đổi sang công nghệ thẻ chip sẽ tránh cho Việt Nam trở thành “vùng trũng” của tội phạm thẻ quốc tế, đặc biệt là tình trạng gian lận, giả mạo từ thẻ ATM công nghệ cũ. Và thực tế đã nhận ra, các đối tượng tội phạm nước ngoài sang Việt Nam để hoạt động tội phạm dựa trên là công nghệ thẻ cũ, không đảm bảo an ninh trật, dịch chuyển này đáp ứng yêu cầu thực tiễn Việt Nam”, ông Dũng nói.
Bên cạnh đó, cũng theo ông Dũng, thẻ chip đảm bảo an toàn bảo mật, đảm bảo tính liên thông tương tác với các giao dịch quốc tế. Sử dụng thẻ chip chúng ta hoàn toàn có thể kết nối liên thông nước ngoài theo một chuẩn chung.
“Tôi nghĩ những gì mà đem lại giá trị chung cho người dân doanh nghiệp xã hội, sẽ có chỗ đứng và sẽ phát triển được”, ông Dũng khẳng định.
Liên quan đến việc chuyển đổi từ thẻ tử sang thẻ chip, theo ông Nguyễn Quang Minh, Phó Tổng giám đốc Napas, thực tiễn cho thấy trong quá trình chuyển từ sang chip của các tổ chức thẻ quốc tế cũng như thị trường thẻ nôi địa của các quốc gia cho thấy rằng dù đặt ra kế hoạch như thế nào nhưng do nguyên nhân khách quan và chủ quan, đến thời điểm hiệu lực thì chưa đạt được mục tiêu theo lộ trình.
"Quy định này nhằm bảo đảm minh bạch, công bằng cho các đơn vị cũng như người sử dụng khi tiến hành chuyển từ thẻ từ sang thẻ chip. Hạn chế rủi ro xảy ra, bảo đảm quyền lợi các bên cũng như quyền lợi khách hàng sử dụng thẻ. Trong trường hợp phát sinh giao dịch gian lận, giả mạo, sẽ xác định nhanh chóng trách nhiệm các bên, hạn chế tranh chấp và khắc phục" - ông Nguyễn Quang Minh nói.
Vì vậy, ông Minh cho rằng, cần thiết có quy định chuyển đổi trách nhiệm rủi ro với giao dịch gian lận giả mạo cho thị trường và từng loại hình giao dịch. Mục tiêu nhằm đảm bảo minh bạch, công bằng cho các đơn vị cũng như người sử dụng chuyển từ thẻ từ sang thẻ chip.
Bên cạnh đó, cần hạn chế rủi ro xảy ra để đảm bảo quyề lợi các bên cũng như quyền lợi của khách hàng sử dụng thẻ. Nếu có vấn đề phát sinh giao dịch gian lận, giả mạo thì cần xác định nhanh chóng trách nhiệm của các bên, hạn chế tranh chấp và khắc phục hiệu quả.
End of content
Không có tin nào tiếp theo