Chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip: Vẫn còn nhiều rào cản
NAPAS tặng quà "khủng" cho khách hàng thanh toán bằng thẻ chip nội địa trong Tuần lễ Vàng / Giao dịch bằng thẻ chip nội địa NAPAS nhận quà khủng
Chuyển đổi thẻ ngân hàng từ sang thẻ chip là xu hướng chung đã được các nước trên thế giới, các quốc gia trong khu vực đều tiến hành. Theo thống kê tình hình phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tính đến 9/2021, số lượng tài khoản thanh toán của cá nhân tăng trưởng 15% so với năm trước; số lượng thẻ lưu hành có sự tăng trưởng là 7%; số lượng thanh toán qua internet tăng 51%, giá trị tăng 29%; đặc biệt là thanh toán qua kênh điện thoại di động tăng trưởng rất ấn tượng mức độ là 76%, giá trị cũng tương tự như vậy tăng lên 88%. Hình thức thanh toán mới QR code tăng trưởng 64%, giá trị cũng như vậy tăng 128%.
Tại tọa đàm trực tuyến “Phát triển hệ sinh thái thanh toán không tiền mặt: Khai thác giá trị gia tăng thẻ nội địa” diễn ra mới đây, bà Nguyễn Thị Kim Oanh, Chủ tịch Chi Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam cho biết, sau 3 năm triển khai (từ năm 2018 khi Thông tư 21 chính thức có hiệu lực), tại Việt Nam, tỷ lệ chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip đạt gần 40%. Trong đó, các đơn vị chấp nhận liên quan đến ATM và POS, gần như đã chuyển đổi 100%.
Tuy nhiên theo bà Oanh, vẫn còn có rất nhiều các điểm vướng mắc trong quá trình chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện. Ngoài lý do liên quan đến ý thức chấp ứng của các cá nhân sở hữu thẻ thì còn một việc nữa là liên quan đến việc mặc dù số lượng thẻ lưu hành rất lớn nhưng một khách hàng có thể có nhiều thẻ nhiều ngân hàng và họ cũng chỉ dụng sử dụng một thẻ là chính, những thẻ còn lại thì gần như "ngủ đông". Họ không có nhu cầu thì những thẻ nào mà khách hàng không kích hoạt không có giao dịch gì trên 12 tháng thì các ngân hàng đều đưa vào diện ưu tiên không chuyển đổi để dành nguồn lực chuyển đổi cho những khách hàng mà có kích hoạt thẻ.
“Cùng đó, những thẻ liên quan đến thẻ liên kết với trường học, y tế, bệnh viện hoặc là những thẻ vô danh, thẻ trả trước… Với đối tượng này, chúng tôi hiện đang gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và kêu gọi khách hàng tiến hành chuyển đổi”, bà Oanh chia sẻ.
Vẫn còn có rất nhiều các điểm vướng mắc trong quá trình chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện.
Từ đó, bà Oanh đề nghị Ngân hàng Nhà nước không nên bắt buộc phải chuyển đổi những thẻ này để tiết kiệm nguồn lực cho các ngân hàng thương mại cũng như là cho thị trường. Bởi vì ngân sách để chuyển đổi này có thể ngốn đến hàng trăm đến hàng nghìn tỷ đồng.
“Bên cạnh đó, để tối ưu nguồn lực và nó phù hợp với nhu cầu, chúng ta cũng không nên bắt buộc các ngân hàng thương mại phải thực hiện chuyển đổi với những thẻ này”, bà Oanh nói.
Liên quan đến vấn đề đẩy mạnh thẻ tín dụng nội địa bằng thẻ chip, theo bà Oanh có hai vấn đề chính cần quan tâm. Một vấn đề là đối với thẻ tín dụng nội địa và một vấn đề là liên quan đến việc làm sao mà khai thác được thêm tính năng giá trị gia tăng đối với lại hoạt động thẻ trong đó thì đang đề cập đến là thẻ chip.
“Đối với thẻ tín dụng nội địa này, tôi thấy cũng còn một số những rào cản. Thẻ tín dụng hay cho vay online hiện nay đang chịu những khung khổ pháp lý là cấp tín dụng. Những khung pháp lý hiện tại đã được ban hành cho rất nhiều năm, đòi hỏi một cách tiếp cận chặt chẽ, nhận biết từng người một cách rất chặt chẽ và qua quy trình thẩm định, hai tay bốn mắt. Bản thân Ngân hàng Nhà nước cũng đang thúc đẩy tham gia quá trình chuyển đổi số bằng cách tháo gỡ những khung khổ pháp lý để tiếp cận và thúc đẩy mạnh mẽ làm sao đến năm 2025 là có khoảng 50%, nhu cầu cho vay nhỏ lẻ qua kênh số và đến năm 2030 lên được 70%”, bà Oanh chia sẻ.
Vấn đề lớn nhất đối với các ngân hàng hiện nay là làm sao kết nối mạnh mẽ để có thể gia tăng các tiện ích liên quan đến tín dụng, các tiện ích liên quan đến thanh toán, kết nối liên quan đến trường học bệnh viện thanh toán giao thông, thanh toán liên quan đến các phần liên quan đến ngân sách nhà nước, hay là các thanh toán liên quan đến mua sắm trên nền tảng thương mại điện tử, kể cả trong nước hay kể và nhu cầu nước ngoài thì chúng ta đều có thể thực hiện được.
“Việc lớn nhất mà chúng ta các ngân hàng và Napas cũng như Ngân hàng Nhà nước đang nỗ lực để thực hiện đấy là làm sao mà dữ liệu của con chip là phải kết hợp với thẻ căn cước công dân gắn chip. Từ đó, nhận diện chính xác người sở hữu thẻ, từ đó giảm bớt rủi ro liên quan đến nhận diện nhầm, eKYC nhầm, mới thúc đẩy được cho vay ở trên thẻ nội địa. Từ đó, Ngân hàng Nhà nước mới có thể ban hành được thêm nữa những khung khổ pháp lý rộng hơn thoáng hơn để ngân hàng tăng gia tăng dịch vụ đối với thẻ phi vật lý, cũng như là đối với lại các thẻ chip”, bà Oanh nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo