Chuyển đổi số

Đà Nẵng: Doanh nghiệp công nghệ số khan hiếm nhân lực cho các vị trí lãnh đạo

DNVN - Theo Phó Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng Trần Ngọc Thạch, hiện TP đang rất khan hiếm nhân lực CNTT cho các vị trí lãnh đạo như Trưởng nhóm (Team Leader), Quản trị dự án (Project Manager), Kỹ sư cầu nối (Bridge Engineering)… trong khi nhu cầu của doanh nghiệp về lực lượng này rất cao.

'Ngọn hải đăng' hay khách sạn trá hình ? / Tri ân những người hiến tặng tài liệu, hiện vật cho Bảo tàng Đà Nẵng

Thiếu nhân sự giỏi và gắn kết lâu dài

TạiTọa đàm “Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) tại TP Đà Nẵng",Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã chính thức công bố kế hoạch của UBND TP Đà Nẵng về phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ chuyển đổi số trên địa bàn TP Đà Nẵng đến năm 2025.

Sự thiếu hụt nhân lực CNTT, nhất là nhân lực chất lượng cao đang là vấn đề lớn đối với Đà Nẵng

Sự thiếu hụt nhân lực CNTT, nhất là nhân lực chất lượng cao đang là vấn đề quan trọng đối với Đà Nẵng.

Theo đó, tính đến cuối năm 2021, trên địa bàn Đà Nẵng có khoảng 44.000 nhân lực CNTT, trong đó 20.500 nhân lực trong lĩnh vực phần mềm và nội dung số. Tính đến tháng 6/2022, TP Đà Nẵng có 2,7 doanh nghiệp công nghệ số (CNS)/1.000 dân (trung bình cả nước là 0,7 doanh nghiệp CNS/1.000 dân). Hiện TP Đà Nẵng có 38 cơ sở đào tạo về lĩnh vực CNTT, trong đó có 20 trường đại học, cao đẳng và 18 trường trung cấp, trung tâm dạy nghề và trung tâm đào tạo phi chính quy.

Tuy nhiên, theo ông Trần Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng, hiện TP đang thiếu hụt nhân lực CNTT có trình đó chuyên môn cao và kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực ưu tiên như sản xuất các sản phẩm, ứng dụng chuyên cho thiết bị di động; ứng dụng phục vụ chính quyền điện tử, TP thông minh, an toàn, an ninh thông tin…

“Đặc biệt, hiện Đà Nẵng đang rất khan hiếm nhân lực CNTT cho các vị trí lãnh đạo như Trưởng nhóm (Team Leader), Quản trị dự án (Project Manager), Kỹ sư cầu nối (Bridge Engineering)… trong khi nhu cầu của doanh nghiệp về lực lượng này rất cao, dẫn đến tình trạng chèo kéo, nhảy việc giữa các doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp thiếu nhân sự giỏi và gắn kết lâu dài”, ông Trần Ngọc Thạch cho biết.

Cùng với đó, theo Sở TT&TT Đà Nẵng, số lượng và chất lượng nhân lực trong lĩnh vực phần mềm và nội dung số trên địa bàn cũng chưa đảm bảo yêu cầu. Có rất ít đơn vị đào tạo CNTT tập trung vào các lĩnh vực chuyên sâu về công nghệ số như điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, Blockchain… chủ yếu là các trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Đại học CNTT Việt Hàn, Đại học Duy Tân… với số lượng không đủ đáp ứng.

Thu hút chuyên gia CNTT, nhà khoa học trong và ngoài nước

Dựa trên số liệu dự báo Quy hoạch TP Đà Nẵng, đến năm 2025 có tối thiểu 4.650 doanh nghiệp CNS và 75.000 nhân lực CNS. Hoạt động của các doanh nghiệp CNS tập trung vào các công ty phát triển công nghệ cốt lõi; phát triển các sản phẩ và dịch vụ công nghệ kỹ thuật số (phần mềm, tự động hóa, thiết kế vi mạch…); xây dựng, phát triển tích hợp các giải pháp kỹ thuật số; khởi nghiệp.

Đến năm 2030, Đà Nẵng có tối thiểu 8.950 doanh nghiệp CNS và 115.000 nhân lực CNS. Tỷ trọng nhân lực CNS trên tổng số lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính 10,3% vào năm 2025 (mức trung bình cả nước là 2,83%) và 13,7% vào năm 2030 (mức trung bình cả nước là 4,78%). Trong giai đoạn 2022 – 2025 cần tối thiểu 7.500 nhân lực/năm và giai đoạn 2026 – 2030 cần tối thiểu 8.000 nhân lực/năm.

Để đáp ứng yêu cầu này, tại Kế hoạch 193/KH-UBND về phát triển nguồn nhân lực CNTT phục vụ chuyển đổi số trên địa bàn TP đến năm 2025, UBND TP Đà Nẵng đã đề ra các giải pháp về cơ chế chính sách. Trong đó, triển khai các hoạt động hợp tác giữa nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CNTT.

Tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước và các hiệp hội CNTT; kết nối với các doanh nghiệp và các trường đại học để cập nhật thường xuyên tình hình sử dụng lao động và nhu cầu tuyển dụng lao động tại doanh nghiệp, tình hình đào tạo cung ứng nguồn nhân lực CNTT của các cơ sở đào tạo.

Hoàn thiện Đề án phát triển Đại học Đà Nẵng trở thành Đại học Quốc gia Đà Nẵng hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả nước, đặc biệt là lĩnh vực CNTT, chuyển đổi số, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Thủ tướng Chính phủ đã thống nhất chủ trương tại Cong văn 442/VPCP-QHĐP ngày 18/1/2022).

Xây dựng và tổ chức triển khai Đề án phát triển nguồn nhân lực cho khu vực tư tại một số ngành, lĩnh vực mũi nhọn của TP Đà Nẵng đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045. Xây dựng và tổ chức triển khai Đề án Giáo dục đại học số (bao gồm kiến trúc, mô hình, bộ chỉ số đánh giá) thí điểm tại trường Đại học CNTT – Truyền thông Việt Hàn.

UBND TP Đà Nẵng cũng đề ra giải pháp thực hiện các chính sách thu hút nguồn nhân lực CNTT trong các cơ quan nhà nước; thu hút chuyên gia CNTT, nhà khoa học trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực ưu tiên của TP, nhân lực cho các vị trí lãnh đạo công nghệ… đến làm việc ngắn hạn hoặc lâu dài tại TP Đà Nẵng (theo Nghị quyết số 107/2017/NQ-HĐND của HĐND TP), nhất là các chuyên gia có quê hương ở Quảng Nam, Đà Nẵng.

Xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành đủ năng lực tổ chức các dự án kỹ thuật công nghệ lớn của TP. Triển khai các chính sách liên ngành để tạo môi trường sống, làm việc thuận lợi để thu hút nhân lực CNTT, chuyển đổi số từ các địa phương trong và ngoài nước đến Đà Nẵng làm việc.


Hải Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm