Chuyển đổi số

Đà Nẵng mong Khu công viên phần mềm số 2 sớm được hoạt động

DNVN - Hiện nay công trình mới cơ bản hoàn tất phần thô và đang tạm dừng thi công phần lắp đặt trang thiết bị do gặp vướng mắc.

Đà Nẵng tiếp tục cho học sinh nghỉ học do mưa bão / Đà Nẵng: Tiếp tục thông báo khẩn cho học sinh nghỉ học do mưa lớn

Chiều ngày 25/10, tại cuộc họp báo thường kỳ quý II/2023 của UBND TP Đà Nẵng, ông Lê Sơn Phong – Phó Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng cho biếtKhu công viên phần mềm (CVPM) số 2 được xem là công trình trọng điểm của TP Đà Nẵng, khởi công xây dựng từ tháng 10/2020.

“Sau nhiều lần triển khai thu hút đầu tư, đấu giá không thành công, TP Đà Nẵng quyết định tự đầu tư bằng nguồn lực của TP”, ông Lê Sơn Phong cho biết.

Ông Lê Sơn Phong - Phó Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng phát biểu tại cuộc họp báo Quý III/2023 của UBND TP Đà Nẵng.

Ông Lê Sơn Phong - Phó Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng phát biểu tại họp báo.

Với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 hơn 986 tỷ đồng, Khu CVPM số 2 (xây dựng diện tích 5,3ha cạnh cầu Thuận Phước, phường Thuận Phước, quận Hải Châu) dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2023. Tuy nhiên đến nay công trình mới cơ bản hoàn tất phần thô và đang tạm dừng thi công phần lắp đặt trang thiết bị.

Ông Lê Sơn Phong giải thích, Khu CVPM số 2 về mặt thực tiễn là một công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ phát triển công nghiệp công nghệ thông tin. Do được đầu tư từ nguồn ngân sách TP Đà Nẵng nên đây là tài sản công. Tuy nhiên hiện nay quy định pháp luật, hàng lang pháp lý về tài sản công kết cấu hạ tầng CNTT (cụ thể ở đây là quy định về quản lý, sử dụng và khai thác CVPM) chưa được Chính phủ ban hành.

Theo ông Lê Sơn Phong, đây là vướng mắc chính. Mặc dù Luật quản lý tài sản công ban hành từ năm 2017 đã giao Chính phủ quy định về nội dung này, nhưng đến nay vẫn chưa được ban hành. Để giải quyết vấn đề này, năm 2022, TP Đà Nẵng đã nhiều lần kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 21/3/2023, Thủ tướng đã đồng ý cho phép TP Đà Nẵng bổ sung nội dung nêu trên vào Nghị định 144/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với TP Đà Nẵng. Thời gian qua Bộ Tài chính đã 2 lần lấy ý kiến các bộ ngành liên quan và TP Đà Nẵng cũng đã có 3 lần gửi văn bản đề nghị, bổ sung và giải trình về nội dung này.

Theo ông Lê Sơn Phong, hiện nay Bộ Tài chính đang tổng hợp ý kiến phản hồi và thực hiện theo đúng quy định về thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trong khi đó, mặc dù đang phải tạm dừng xây dựng nhưng nhu cầu đăng ký hoạt động tại Khu CVPM số 2 đã vượt quá khả năng cung ứng của công trình này.

“Năm 2023, chúng tôi tiếp tục nhận được rất nhiều yêu cầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước về mở rộng không gian phát triển cũng như các chính sách liên quan tới chuyển đổi số và hỗ trợ đổi mới sáng tạo tại Khu CVPM số 2. Chúng tôi rất mong công trình sớm đưa được vào hoạt động, ngoài việc giải quyết một “điểm nghẽn” của ngành TT&TT Đà Nẵng thì còn tạo ra không gian phát triển mới, chống lãng phí”, ông Lê Sơn Phong chia sẻ.


Hải Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm