Chuyển đổi số

Hậu Covid-19: Bán hàng online có xu thế chuyển sang sử dụng dịch vụ hậu cần kho vận

DNVN – Khi dịch bệnh bùng phát, việc vận chuyển hàng hóa trở nên khó khăn hơn. Điều này đã làm cho xu hướng vận chuyển hàng hóa có sự dịch chuyển và đã tạo ra xu hướng fulfillment (dịch vụ hậu cần kho vận). Trong đó, bên cung cấp sẽ thay người bán hàng xử lý đơn hàng, vận chuyển đến tay khách hàng nhanh chóng, cũng như quản lý tồn kho.

Ví điện tử và thanh toán theo thời gian thực: Thử thách dành cho các cửa hàng kinh doanh chỉ dùng thẻ / Ví điện tử MoMo bán hơn 18 tấn vải thiều Lục Ngạn chỉ sau 1 ngày

Mặc dù dịch bệnh Covid-19 về cơ bản đã được khống chế thành công tại Việt Nam tuy nhiên dịch bệnh này hiện vẫn đang diễn biến khá phức tạp tại các nước trên thế giới. Mặc dù chúng ta đã bước vào trạng thái “bình thường mới” tuy nhiên nền kinh tế vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và cần thời gian mới có thể khôi phục trở lại được.

Hiện tại các doanh nghiệp (DN) vẫn đang phải thích nghi với sự thay đổi mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Việc các DN phải thực hiện chuyển đổi số, phát triển thêm kênh bán hàng online và TMĐT là một tất yếu để có thể tồn tại và phát triển được trong giai đoạn hiện tại.

Tuy nhiên, thực trạng của việc dịch chuyển này đang diễn ra như thế nào và các DN cần phải làm những gì để có thể chuyển đổi mô hình kinh doanh thành công là những nội dung được ông Đỗ Xuân Thắng – Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty TNHH công nghệ PushSale chia sẻ tại buổi tọa đàm “chuyển đổi mô hình kinh doanh trực tuyến cho nền kinh tế” diễn ra mới đây.

Nhận định về hiện trạng các DN đang phải đối mặt để thích nghi với tình hình mới tham gia vào các nền tảng TMĐT như một cứu cánh để tạo ra doanh thu và dòng tiền duy trì sự tồn tại của DN giai đoạn trong và sau dịch Covid-19, ông Thắng cho rằng: hiện tại các DN đang chia ra làm 2 nhóm; một nhóm là các đơn vị có nguồn hàng ngay trong nước thì doanh số tăng mạnh trong những tháng vừa qua. Nhóm còn lại là những đơn vị có nguồn hàng từ nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu… thì doanh số bị sụt giảm đi rất nhiều.

Đây được cho là ảnh hưởng trực tiếp từ việc đứt gẫy chuỗi cung ứng toàn cầu do dịch bệnh Covid-19 đã gây thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế trên toàn thế giới.

Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty TNHH công nghệ PushSale

Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty TNHH công nghệ PushSale.

Hình thức bán hàng trên các kênh TMĐT không phải là mới. Nó đã xuất hiện ở Việt Nam cách đây nhiều năm. Tuy nhiên, những năm trước đây khi dịch bệnh chưa xuất hiện thì hình thức bán hàng này còn chưa được phổ biến. Nhiều DN vẫn chưa biết tận dụng đòn bẩy của TMĐT để đưa sản phẩm dịch vụ của mình tiếp cận với nhiều khách hàng hơn trên công cụ hữu ích này.

Tuy nhiên, từ sau khi Covid-19 xuất hiện làm thay đổi toàn bộ thói quen, hành vi người tiêu dùng. Các DN muốn tồn tại bắt buộc phải thay đổi để cho phù hợp với xu thế mới. Việc phát triển thêm kênh kinh doanh TMĐT là tất yếu. Chính điều này đã khiến cho cách thức của mô hình kinh doanh trực tuyền và kinh doanh trên các nền tảng TMĐT cũng có nhiều sự thay đổi.

Theo những quan sát trong thời gian qua Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty TNHH công nghệ PushSale nhận định: Vì xảy ra dịch bệnh Covid-19 nên việc giao hàng sẽ gặp khó khăn nhiều hơn. Đặc biệt là trong thời gian Chính phủ có lệnh giãn cách xã hội thì hàng hóa gần như cũng không được lưu thông như trước, 1 ngày chỉ có 1 chuyến bay từ Hà Nội vào Sài Gòn và ngược lại.

Chính điều này đã làm cho xu hướng vận chuyển hàng hóa có sự dịch chuyển. Nếu như trước đây tâm lý của các cơ sở kinh doanh là hàng của mình phải để ở kho của mình, thì hiện tại các đơn vị kinh doanh sẽ chuyển sang sử dụng dịch vụ ký gửi kho.

Chính cách làm này đã tạo ra xu hướng fulfillment (dịch vụ hậu cần kho vận). Trong đó, bên cung cấp sẽ thay người bán hàng xử lý đơn hàng, vận chuyển đến tay khách hàng nhanh chóng, cũng như quản lý tồn kho.

Thông thường các đơn vị này sẽ chia ra làm 2 đến 3 kho ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn… Nếu đơn hàng ở khu vực nào thì sẽ lấy hàng trực tiếp tại kho đó để đi giao cho khách hàng thì sẽ vừa nhanh và rẻ hơn rất nhiều.

“Trong bán hàng online người ta sẽ không cần tập trung hàng vào một chỗ nữa mà nó sẽ được phân tán ở các chỗ khác nhau. Miễn sao tất cả đều kết nối trên một hệ thống để có thể thống kê và theo dõi được kết quả”, ông Thắng nhấn mạnh.

Hình thức bán hàng online xuất hiện đã lâu. Tuy nhiên với các DN trước đây vẫn hoạt động offline tốt thì hầu như không quan tâm đến việc chuyển dịch online. Chỉ đến khi Covid-19 xuất hiện và gây thiệt hại nặng nề đến mọi mặt thì các đơn vị này mới bắt đầu tìm hiểu các kênh online với mong muốn gia tăng được doanh thu trong giai đoạn khó khăn bởi dịch bệnh.

Tuy nhiên việc chuyển từ offline sang online không phải là việc một sớm một chiều có thể thành công được. Ông Thắng cho rằng, “về lý thuyết thì tất các sản phẩm đều bán online được. Tuy nhiên mỗi sản phẩm khác nhau thì sẽ có một mức độ ưu tiên khác nhau. Bán hàng online chỉ là một trong những giải pháp giúp DN bán hàng được qua mùa dịch. Các DN nên tập trung vào các phương phức bán hàng mang lại doanh số cho mình”.

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm