Hậu Covid-19: Vận tải hành khách khó tồn tại nếu chậm ứng dụng đặt vé và thanh toán online
Vận tải hành khách: DN nào không chuyển đổi số, không ứng dụng công nghệ sẽ mất thị phần chỉ trong thời gian ngắn / Bộ Giao thông vận tải đề xuất xử phạt xe không dán thẻ đi vào làn thu phí không dừng
Cùng với ngành du lịch, ngành dịch vụ vận tải hành khách cũng là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19 đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát phải tiến hành giãn cách xã hội.
Mặc dù thời gian này các hoạt động vận tải hành khách trong nước đã được khôi phục trở lại và có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên những bài học và thiệt hại do dịch bệnh vẫn là một nỗi ám ảnh là nỗi lo của toàn ngành vận tải hành khách nói chung.
Bên cạnh đó, dịch bệnh cũng làm cho hành vi tiêu dùng của khách hàng thay đổi khá nhiều theo hướng hiện đại, tích cực hơn. Thay bằng các phương thức giao dịch truyền thống thì giờ đây người tiêu dùng lại có xu hướng sử dụng các thiết bị online để đặt vé, book vé và thanh toán trực tuyến nhằm hạn chế tối đa nhất sự tiếp xúc trực tiếp để tránh lây dan dịch bệnh.
Sử dụng đặt vé và thanh toán online hiện nay đã trở thành một xu thế tất yếu và đang được phát triển nhanh chóng. Người dùng ngày càng mua vé và thanh toán online phổ biến hơn. Điều này bắt buộc các doanh nghiệp vận tải hành khách cần phải có chiến lược tiếp cận với khách hàng bằng những phương thức hiện đại hơn.
Hậu Covid-19: Đặt vé xe và thanh toán online không chỉ là xu hướng bắt buộc với các DN vận tải hành khách.
Về vấn đề này, tại hội thảo trực tuyến với chủ đề “Cơ hội – thách thức sau dịch với doanh nghiệp vận tải hành khách” ông Ôn Như Bình, Giám đốc kinh doanh chiến lược VNPAY – QR, doanh nghiệp chuyên cung cấp các giải pháp thanh toán điện tử QR Code cho các nhà xe đã đưa ra những nhận định chi tiết cho nững nhà xe muốn tiếp cận và thúc đẩy bán vé và thanh toán online.
Theo ông Bình, không chỉ sau Covid-19 mà 3 năm gần đây thanh toán online của dịch vụ vận tải đã tăng chóng mặt. “Đây là xu hướng của thế giới và Việt Nam hiện tại chỉ là nước đi sau. Giải pháp đặt vé và thanh toán online không chỉ giúp cho người dùng đặt vé dễ dàng nhanh chóng mà còn giúp cho nhà xe tiết kiệm được chi phí cũng như tránh rủi ro thất thoát tiền trong giao dịch.
Bên cạnh đó với hình thức thanh toán online thì toàn bộ thông tin khách hàng sẽ được đồng bộ và có thể dễ dàng theo dõi trên cùng một hệ thống nên từ nhân viên lái xe, nhân viên phòng vé, người quản lý, kế toán, doanh nghiệp, khách hàng… đều được đồng bộ và có dữ liệu chung để dễ dàng đối soát và kiểm tra”.
Việc thanh toán online cũng giúp nhà xe có thể có được nhiều thông tin khách hàng hơn, chi tiết hơn về tần suất sử dụng, số lần đăng ký, lộ trình di chuyển, từ đó đưa ra những chương trình chăm sóc khách hàng, chương trình marketing sau đó sao cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Đây không phải là xu hướng mà là thực tế bắt buộc. Chính việc thay đổi này sẽ giúp các doanh nghiệp cần ít nhân viên hơn, kiểm soát về chi phí nhiều hơn và các doanh nghiệp vận tải hành khách sẽ khôi phục lại nhanh hơn rất nhiều.
Một vấn đề hiện đang được rất nhiều doanh nghiệp vận tải hành khách quan tâm đó là tương lai của ngành vận tải hành khách đường dài sẽ phát triển như thế nào trong thời gian tới. Về vấn đề này theo ông Bình thì thời gian tới nhu cầu xe đường dài sẽ rất lớn. Bên cạnh đó khách hàng cũng đòi hỏi dịch vụ cao cấp hơn, chăm sóc tốt hơn và sẽ sẵn sàng chi tiền cho những dịch vụ cao cấp.
"Các doanh nghiệp vận tải nhỏ không sử dụng phần mềm, không sử dụng công nghệ thì khách hàng sẽ ngày càng nhỏ đi vì đây là xu thế của thế giới. Điều này để làm tốt được thì phải xuất phát từ tư duy của chủ doanh nghiệp. Vì nếu như không chịu thay đổi thì chỉ trong thời gian ngắn thôi, các nhà xe mới sẽ ra đời, họ nhanh nhạy hơn phát triển nhiều ứng dụng phần mềm và sẵn sàng đầu tư lỗ để cạnh tranh thì lúc này các đơn vị vận tải lâu năm sẽ bị mất hết lợi thế cạnh tranh và sẽ dần mất đi thị phần của mình", ông Bình nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo