Chuyển đổi số

Kênh truyền thống "lỗi thời", các tổ chức giáo dục chuyển đổi số để tuyển sinh

DNVN - Thay vì tập trung vào một chiến dịch offline, các tổ chức đào tạo, giáo dục nên đa dạng hoá các hoạt động tiếp cận, tuyển sinh học viên thông qua việc kết hợp với các kênh truyền thông trực tuyến.

Kiến nghị nhanh chóng lập mạng lưới trường đại học đào tạo thương mại điện tử / VECOM: Hợp tác đào tạo thương mại điện tử còn mờ nhạt

Thị trường giáo dục ngày càng cạnh tranh gay gắt

Công ty Adsota vừa phát hành E-magazine 06 về marketing trong ngành giáo dục “Làm mới đi, tại sao không?”, giúp các tổ chức đào tạo có thêm góc nhìn mới mẻ để đưa ra những chiến lược tiếp thị khác biệt trong tương lai.

Theo Adsota, hiện nay tâm lý và hành vi của người học thay đổi. Không còn chuyện “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, sự phát triển của công nghệ thông tin đã ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi của học viên. Va chạm với internet từ sớm, nhu cầu tiếp nhận kiến thức của người học hiện nay trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Thay vì hỏi ý kiến cha mẹ, người học hiện nay có xu hướng tin tưởng ý kiến từ những người ảnh hưởng, bạn bè và thông tin do chính bản thân họ tra cứu trên mạng.

Bên cạnh những chuyển biến trong tâm lý và hành vi, thị trường giáo dục hiện nay dù phát triển mạnh mẽ nhưng đồng thời tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt. Số liệu từ Tracxn Technologies ghi nhận, tính tới nay, Việt Nam có tới 260 thương hiệu công nghệ giáo dục (Edtech) và 22 trường đại học cung cấp chương trình đào tạo từ xa với phương pháp giảng dạy E - Learning. Việt Nam cũng là quốc gia có ngân sách đầu tư đáng kể vào thị trường giáo dục, chiếm 18% tổng ngân sách cả nước.

Các mô hình đào tạo mới và cá nhân hóa đang nở rộ, thu hút học viên.

Đồng thời, với sự phát triển của khoa học công nghệ và ảnh hưởng mạnh mẽ từ COVID-19, những mô hình đào tạo mới và cá nhân hóa hơn như Edtech và tư thục cũng có cơ hội nở rộ tại Việt Nam, khiến thị trường giáo dục ngày càng phát triển, cạnh tranh hơn.

Bà Hoàng Thảo Anh - Giám đốc Marketing Adsota cho rằng, cùng với sự phát triển của các mô hình dạy học mới và chính sách mở cửa của Chính phủ đối với các doanh nghiệp đầu tư tư nhân cũng thúc đẩy thị trường giáo dục tại Việt Nam trở thành một “miếng bánh" hấp dẫn hơn nhưng cũng “chật chội” hơn.

Những cơ sở giáo dục không nắm được sự thay đổi trong tâm lý hành vi của học viên, không thiết lập rõ ràng lợi thế cạnh tranh, đột phá trong việc làm thương hiệu sẽ sớm rời xa tâm trí phụ huynh và học viên trong hành trình ra quyết định.

Xu hướng tuyển sinh hiệu quả trong thời đại công nghệ số

Đứng trước bối cảnh nói trên, việc đổi mới cách làm tuyển sinh đang trở nên cấp thiết. Để làm được điều này, chính những tổ chức đào tạo cũng cần phải tự chuyển mình để gia tăng lợi thế cạnh tranh.

Theo Adsota, thay vì tập trung vào một chiến dịch offline, các marketer nên đa dạng hoá các chiến thuật của mình trên từng điểm chạm thông qua việc kết hợp với các kênh truyền thông trực tuyến. Đồng thời, tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ và khoa học dữ liệu như: Công nghệ thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo, kho dữ liệu khổng lồ, các công cụ quản trị hiệu suất... Tất cả giúp quá trình nghiên cứu, thấu hiểu, tiếp cận, kết nối, chuyển đổi, giữ chân khách hàng của các thương hiệu ngày càng trơn tru và hiệu quả hơn.

Một trong những xu hướng mới nổi trong những năm gần đây nhưng đã cho thấy kết quả vượt trội, nhất là với tệp đối tượng trẻ, đó là Influencer Marketing. Chỉ 33% khách hàng giáo dục khi được hỏi tin tưởng vào nội dung quảng cáo từ các thương hiệu. Trong khi có tới 90% tin tưởng và đánh giá từ những cộng đồng hoặc nhân vật có tầm ảnh hưởng như Influencer, KOL, KOC, bạn bè và người thân.

"Điều này cho thấy, đã đến lúc các cơ sở giáo dục nên thay đổi nhận thức của mình về cách làm truyền thông tiếp thị: Liệu các phương pháp truyền thống có còn phù hợp với học viên ngày nay?", bà Hoàng Thảo Anh nhấn mạnh.


Phan Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm