Chuyển đổi số

Khuyến nghị Chính phủ mới ưu tiên chuyển đổi số

DNVN - Trong tuần này, Quốc hội đã phê chuẩn chức danh Thủ tướng cùng các Bộ trưởng cho nhiệm kì mới của Chính phủ. Theo đó, Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) khuyến nghị Chính phủ mới ưu tiên phát triển hạ tầng số và khung pháp lý cho kinh tế số.

Sàn thương mại điện tử Việt Nam - EU (VEFTA) sẽ được triển khai đồng loạt ở Trung ương / Giải thưởng quốc tế về chuyển đổi số Openbusinesscouncil citiesabc: Vinh danh đóng góp của doanh nghiệp thời hậu COVID-19

Chính phủ mới được kì vọng sẽ tiếp tục kế thừa những thành quả trong phát triển kinh tế và ổn định xã hội mà những người tiền nhiệm đã làm được và tiếp tục phát huy sức mạnh dân tộc, đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2025 như Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra.
Theo IPS, xét trên tình hình thực tế của đất nước cũng như xu hướng toàn cầu, khi công nghệ đang ngày càng phát triển, thiết bị thông minh tiến tới là trí tuệ nhân tạo trở nên thân thuộc trong hoạt động sống của con người, phát triển kinh tế số cùng xã hội số là một đòi hỏi tất yếu chứa đựng nhiều thách thức nhưng cũng chính là cơ hội để Việt Nam 'bật lên'.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tại phiên họp Quốc hội chiều 5.4. (Ảnh: TTXVN)
Trước đó, Đại hội Đảng lần thứ XIII đã xác định ‘chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số’ là một một trong những nhiệm vụ trong tâm mà trọng tâm Quốc hội và Chính phủ của nhiệm kì mới. Nhằm hiện thực hoá chủ trương này, Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) khuyến nghị Quốc hội và Chính phủ mới hai ưu tiên.
Một là, ưu tiên phát triển hạ tầng số. Chú trọng phát triển hạ tầng cho nền kinh tế số gồm 2 hệ thống hạ tầng chính là hạ tầng cứng và hạ tầng mềm. Theo đó, song song với tiếp tục đầu tư hạ tầng cứng truyền thống như điện, đường, Việt Nam cần ưu tiên cho hạ tầng số như mạng 5G, và điện toán đám mây. Sử dụng cơ chế đối tác công tư (PPP) một cách phù hợp, trong đó không chỉ huy động sự tham gia của doanh nghiệp trong nước, mà cả các doanh nghiệp lớn nước ngoài sẽ giúp giải quyết đồng thời bài toán bài toán tài chính và bài toán hiệu quả khi đầu tư cho hạ tầng số quốc gia.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Quang Đồng - Viện trưởng IPS chia sẻ: "Chính phủ phải kéo được các doanh nghiệp tư nhân lớn, cả trong và ngoài nước vào cuộc cũng như các đối tác tài chính quốc tế như IFC, ADB để có những khoản vay ưu đãi nhằm thực hiện mục tiêu này".
Hai là, hoàn thiện hệ thống khung khổ pháp lý cho các vấn đề của kinh tế số. Các khung khổ pháp lý cho các vấn đề của kinh tế số gồm: dịch vụ số và thương mại số, gồm thương mại số xuyên biên giới; bảo vệ dữ liệu cá nhân; ‘tài sản số’, đồng tiền kĩ thuật số... Do công nghệ số là xuyên quốc gia, các vấn đề kể trên không phải chỉ xử lý riêng rẽ trong ‘biên giới’ Việt Nam mà cần đặt trong tương quan với các nước trong khu vực và các thể chế mang tính toàn cầu.
Vì vậy, chủ động tham gia khởi xướng, kiến tạo các sáng kiến pháp lý; các hiệp định thương mại số song phương và đa phương là cách tiếp cận phù hợp, vừa giúp xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động kinh tế số, đồng thời khẳng định vị thế và tham vọng của Việt Nam với tư cách là một cường quốc bậc trung phát triển và thịnh vượng vào 2045.
"Việt Nam cần có tham vọng đảm đương vai trò một cường quốc bậc trung, phải tham gia kiến tạo những thể chế mới trong hợp tác quốc tế mà hầu hết liên quan đến thể chế kinh tế số", Viện trưởng IPS nhấn mạnh.
Nguyệt Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm