Phó Chủ tịch Tô Hoài Nam: Trạng thái bình thường mới trong kinh doanh vẫn phải chuyển đổi số
Năm 2020 sẽ khởi đầu cho sử dụng thương mại quy mô lớn của 5G tại ASEAN / Tận dụng cơ hội của Cách mạng 4.0 hội nhập ASEAN: Yếu tố sống còn với doanh nghiệp
Năm 2020, Việt Nam đảm nhận vai trò là Chủ tịch ASEAN. Đây cũng là năm vô cùng khó khăn khi chúng ta đang phải chứng kiến dịch bệnh Covid-19 bùng phát quy mô toàn cầu gây ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa…
Tuy thời điểm hiện tại cả thế giới đang phải gồng mình chống lại dịch bệnh thì Việt Nam đang trở thành một điểm sáng trong việc khống chế dịch bệnh hiệu quả và ASEAN cũng không bị ảnh hưởng trực tiếp một cách nặng nề như những khu vực khác, nhưng mức ảnh hưởng lên nền kinh tế tại các nước ASEAN lại vô cùng nghiêm trọng.
Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19. Khi dịch bệnh đã được khống chế thì việc phục hồi nền kinh tế đang được tập trung hàng đầu.
Ngày 25/6 vừa qua, Hiệp hội DNNVVViệt Nam đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Diễn đàn kinh tế về ASEAN, doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN” nhằm trao đổi những kinh nghiệm của khối DNNVVvượt qua khó khăn do đại dịch, cũng như chia sẻ các sáng kiến nhằm thúc đẩy thị trường, đặc biệt là về các lĩnh vực như du lịch, nông sản xuất khẩu, chuyển đổi số… vốn là các thế mạnh của Việt Nam, cũng như các nước ASEAN.
Tại Diễn đàn Tiến sĩ Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã trả lời phỏng vấn báo chí về các vấn đề quay quanh nội dung chính của buổi hội thảo, cũng như những mong muốn của Hiệp hội khi tổ chức cuộc hội thảo lần này.
Tiến sĩ Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn về kinh tế ASEAN.
Thưa ông, khốiDNNVVViệt Nam hiện nay đang gặp khó khăn gì khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu nói chung cũng như chuỗi cung ứng của ASEAN nói riêng?
Tiến sĩ Tô Hoài Nam: Hiện nay việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam chúng ta đã đạt được rất nhiều thành công, kể cả về ngoại giao cũng như việc nước ta đã phòng chống được Covid-19 thành công. Ngay thời điểm này, Chính phủ nước ta đang chia sẻ thành công đó với cộng đồng các nước ASEAN và thế giới. Về phía DNNVVhiện nay có khá nhiều các mô hình tham gia vào chuỗi giá trị thành công, bên cạnh đó cũng có nhiều mô hình còn gặp khó khăn. Hội nghị này được tổ chức bên lề của Hội nghị cấp cao ASEAN với mong muốn chia sẻ về những nội dung và ý nghĩa cụ thể hơn cho doanh nghiệp (DN) về vấn đề này. Ví dụ như việc làm thế nào để các DN tham gia vào thị trường ASEAN tốt hơn từ đó mới tham gia vào các thị trường khác lớn hơn được.
Tôi cho rằng các DNNVVhiện nay buộc phải tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhưng để tham gia được vào chuỗi này không phải cứ muốn là được. Các DN Việt Nam cần phải có những tích lũy nền tảng căn bản như: Kỹ năng quản lý, nền tảng kỹ thuật số, nền tảng ý thức cao hơn về cam kết cung ứng dịch vụ cũng như việc giao lưu về văn hóa thương mại phải tương xứng với nhau. Chính vì vậy các DNNVVcủa Việt Nam khi tham gia vào chuỗi cung ứng này sẽ gặp phải rất nhiều thách thức. Vì vậy họ cần có nhiều kinh nghiệm hơn trong kinh doanh cũng như có cái nhìn đa dạng về hội nhập để có thể thích nghi một cách hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó các DNNVVViệt Nam chúng ta buộc phải tham gia vào chuyển đổi số. Vấn đề này đã được đặt ra trước khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Và khi Covid-19 xảy ra thì chúng ta thấy các DN nào đi trước trong chuyển đổi số thì chống đỡ với đại dịch Covid-19 tốt hơn, tổn thương ít hơn. Trạng thái bình thường mới trong cuộc sống và trong kinh doanh đều phải đòi hỏi chuyển đổi số.
Đặc biệt, các DN khi tiến hành chuyển đổi số cũng cần phải lưu ý xử lý mối quan hệ khác với các cơ quan chức năng nhà nước nhất là trong giai đoạn Chính phủ Việt Nam đang thực hiện Thương mại điện tử và các nước trong khu vực khác cũng vậy. Chuyển đổi số cũng rất cần các mối quan hệ khác nhau như thuế quan, hải quan, chứng minh xuất xứ nguồn gốc hàng hóa… là những cái mà khi các DN tiến hành chuyển đổi số không thể không làm.
Nếu như DN không tiến hành chuyển đổi số thì sẽ rất khó để có thể hội nhập thành công. Việt Nam chúng ta hiện nay đang có lợi thế hơn các nước ASEAN đó là chúng ta chịu tổn thương vì dịch bệnh ít hơn.
Ông có thể chia sẻ những mô hình thành công, cũng như những thách thức mà các DN Việt Nam chúng ta sẽ gặp phải khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu được không?
Tôi nghĩ rằng, với việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thì cái chúng ta cần quan tâm nhất đó là nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa cũng như tính cam kết. Các DN muốn tham gia vào chuỗi, muốn hội nhập tốt thì cần phải nâng cao tính cam kết về chất lượng hàng hóa, về dịch vụ hàng hóa. Mọi lời hứa của chúng ta phải thực hiện theo cam kết. Hiện nay chúng ta đang hơi xem nhẹ việc này nên tôi thấy các DN cần hết sức lưu ý.
Theo ông nhận định thì Việt Nam đang ở đâu trên "bản đồ" tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như chuỗi cung ứng nội khối của ASEAN ?
Tôi cho rằng đây là một câu hỏi khó mà có thể trả lời chính xác được. Bởi sau khi đại dịch Covid-19 diễn ra thì thứ tự này sẽ được sắp xếp lại vì hiện tại đang có những xáo trộn nhất định. Việt Nam chúng ta là một quốc gia có triển vọng vì chúng ta đã có những lợi thế lớn, ngoài ra chúng ta cũng đang bước vào sân chơi mới với những hiệp định rất quan trọng mở ra cho DN Việt Nam thị trường rất lớn, rất rộng và nhiều cơ hội hơn.
Ông có thể chia sẻ về những khó khăn màDNNVVViệt Nam đang gặp phải trong quá trình chuyển đổi số?
Việc nhận thức về chuyển đổi số ở một số DN Việt Nam hiện nay vẫn còn chưa tốt. Nhiều DN cho rằng việc chuyển đổi số cho DN là phức tạp, mà vẫn chưa nhận thức được việc chuyển đổi số là cần thiết để có thể giúp tiết kiệm chi phí, cũng như hỗ trợ DN phát triển hơn. Nên vấn đề này theo tôi nó sẽ bắt đầu từ vấn đề nhận thức.
Bên cạnh đó các đơn vị tư vấn hỗ trợ DN chuyển đổi số hiện nay vẫn chưa tạo được sự gần gũi cũng như số lượng cũng chưa được nhiều. Việc kêu gọi, khuyến khích, tuyên truyền cũng chưa đảm bảo tạo động lực để các DN tiến hành chuyển đổi số một cách quyết liệt.
Xin cảm ơn ông!
End of content
Không có tin nào tiếp theo