Thanh toán không tiếp xúc tại Việt Nam tăng gấp 5 lần
MeeyLand: Ứng dụng công nghệ giúp thông tin bất động sản minh bạch và tiết kiệm / Chủ tịch VCCI: Tư duy sợ mất mát, ngại thay đổi chính là rào cản lớn nhất khi chuyển đổi số
37% người tiêu dùng Việt Nam đang sử dụng thanh toán thẻ không tiếp xúc. (Ảnh minh họa: Dân trí).
Theo Visa, từ đầu năm đến nay lượt giao dịch không tiếp xúc tại Việt Nam của Visa đã tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2019. Tổng giá trị giao dịch không tiếp xúc của Visa tăng hơn 600% trong cùng kỳ.
Có được kết quả này là do người tiêu dùng Việt Nam và các đơn vị chấp nhận thẻ đang tìm đến phương thức thanh toán nhanh chóng và an toàn, đặc biệt trong mùa dịch vẫn diễn biến phức tạp như hiện nay.
Thanh toán không tiếp xúc là phương thức thanh toán mà người tiêu dùng chỉ cần chạm thẻ hoặc điện thoại lên máy đọc thẻ POS để thực hiện thanh toán, đã trở nên phổ biến khi người tiêu dùng và các đơn vị chấp nhận thẻ đang tìm đến một phương thức nhanh chóng, tiện lợi, an toàn để thanh toán.
Thanh toán không tiếp xúc mang lại lợi ích cho cả người tiêu dùng và các đơn vị chấp nhận thẻ.
Theo số liệu khảo sát thanh toán người tiêu dùng Việt Nam gần đây do Visa thực hiện, hiện có 37% người tiêu dùng Việt Nam đang sử dụng thanh toán thẻ không tiếp xúc. Đối với nhóm sử dụng thanh toán thẻ không tiếp xúc, 85% người cho rằng họ thường xuyên sử dụng phương thức thanh toán này với tần suất ít nhất một lần một tuần.
Với thanh toán không tiếp xúc, người tiêu dùng có thể chạm để thanh toán tại bất kỳ quầy thu ngân nào có biểu tượng thanh toán không tiếp xúc mà không cần đưa thẻ cho nhân viên thu ngân.
Công nghệ thanh toán này mang lại lợi ích cho cả người tiêu dùng và các đơn vị chấp nhận thẻ. Nhờ vào tốc độ nhanh chóng của phương thức thanh toán này, người tiêu dùng có thể giảm thiểu thời gian chờ đợi và kiểm soát giao dịch tốt hơn. Các đơn vị chấp nhận thẻ có được lợi ích từ việc phục vụ nhiều khách hàng hơn, cắt giảm các chi phí xử lý tiền mặt, từ đó đem đến trải nghiệm thanh toán tốt hơn cho người tiêu dùng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo