Doanh nghiệp - Doanh nhân

Cần Thơ: Công ty CP Nam Việt đầu tư nhà máy chế biến Collagen và Genlatin

DNVN - Ngày 2/12, Công ty CP Nam Việt - Navico đã khởi công xây dựng Nhà máy chế biến collagen peptide và gelatin tại Khu công nghiệp Thốt Nốt - TP Cần Thơ.

Xuất hiện cạnh tranh không lành mạnh trong dịch vụ thẩm định giá / Apple, Google, Facebook kiếm được bao nhiêu tiền mỗi giây?

Đây là dự án liên doanh giữa Navico với Amicogen, Hàn quốc. Nhà máy được xây dựng giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư gần 6 triệu USD. Dự án có diện tích hơn 9.600 m2 tại Khu công nghiệp Thốt Nốt, Cần Thơ với công suất 800 tấn thành phẩm collagen và gelatin mỗi năm, theo tiêu chuẩn Hàn Quốc.

Với năng lực sản xuất khoảng hơn 450 tấn nguyên liệu, ngày như hiện nay, mỗi ngày nhà máy chế biến của Navico có thể cung cấp một lượng da cá tươi rất lớn cho sản xuất collagen và gelatin. Da cá tươi có giá dao động quanh 0,5 USD/kg, nếu sản xuất ra collagen có thể đạt mức từ 25 - 40 USD/kg.

Được biết, Amicogen là nhà sản xuất C&G hàng đầu của Hàn Quốc với hơn 21 năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất và chế biến các sản phẩm làm đẹp. Liên doanh Amicogen và Navico đặt tham vọng cung cấp các sản phẩm giá trị gia tăng C&G đầu tiên cho thị trường Việt Nam vào năm 2022.



Công ty CP Nam Việt - Navico khởi công xây dựng Nhà máy chế biến collagen peptide và gelatin.

Dự án chiết xuất collagen peptide và gelatin từ da cá tra là một phần trong tổ hợp chuỗi hệ thống sản xuất khép kín quy mô lớn của Navico, từng bước chuyển đổi cơ cấu sang các sản phẩm giá trị gia tăng có hàm lượng kỹ thuật cao của Navico.

Hiện tại, cơ cấu lợi nhuận của Navico bao gồm các mảng: Cá tra đông lạnh xuất khẩu, nuôi cá nguyên liệu, chế biến thức ăn thuỷ sản, chế biến sản phẩm giá trị gia tăng, phụ phẩm và điện mặt trời. Nếu có thêm sự đóng góp của nhà máy C&G, công ty kỳ vọng lợi nhuận giai đoạn 1 của nhà máy C&G là 1,5 triệu USD, đóng góp vào 10% lợi nhuận của tập đoàn.

Tiền thân của Công ty cổ phần Nam Việt là Công ty TNHH Nam Việt, được thành lập năm 1993, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp, mở rộng sang lĩnh vực chế biến thủy sản năm 2000.

Năm 2013, Công ty mở rộng vùng nuôi từ 100 ha lên 300 ha, có thể cung cấp hơn 120.000 MTs cá nguyên liệu trên năm. Năm 2018, Công ty tiếp tục đầu tư vùng nuôi công nghệ cao Bình Phú quy mô 600 ha có thể cung cấp 250.000 tấn cá nguyên liệu. Tổng vống đầu tư 4.000 tỷ đồng.

Trong năm 2020, Công ty đã đầu tư vào ngành công nghệ điện mặt trời với công suất 53W lắp đặt trên hệ thống các nhà máy và vùng nuôi của công ty.

Mai Trâm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm