Doanh nghiệp - Doanh nhân

Đến năm 2025, con số 1,5 triệu doanh nghiệp vẫn là thách thức lớn

DNVN - Phát triển doanh nghiệp về số lượng chưa đạt mục tiêu đề ra và con số 1,5 triệu doanh nghiệp đến năm 2025 vẫn là thách thức lớn.

Lâm Đồng: Doanh nghiệp tặng thiết bị flycam cho ban quản lý rừng / Một số doanh nghiệp mạo danh mã số vùng trồng sầu riêng để xuất khẩu sang Trung Quốc

Ngày 13/9, tại buổi làm việc với Tỉnh ủy Nam Định về tình hình thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh đây là lần đầu tiên Bộ Chính trị có một nghị quyết riêng về đội ngũ doanh nhân.

Quá trình thực hiện nghị quyết đã đạt kết quả bước đầu. Tính đến 31/12/2021, Việt Nam đã có gần 860 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, khoảng 15,3 nghìn hợp tác xã phi nông nghiệp và khoảng 5,1 triệu hộ kinh doanh.

“Tuy nhiên, sự phát triển của đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian qua vẫn còn gặp nhiều khó khăn và chưa đạt như kỳ vọng. Phát triển doanh nghiệp về số lượng chưa đạt mục tiêu đề ra và con số 1,5 triệu doanh nghiệp đến năm 2025 vẫn là thách thức lớn”, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh nói.

Theo đó, chất lượng doanh nghiệp còn hạn chế, số lượng các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn còn rất hạn chế. Chưa có nhiều thương hiệu hàng hoá có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự tận dụng có hiệu quả lợi ích từ các cam kết, thỏa thuận kinh tế, thương mại mang lại.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh phát biểu tại buổi làm việcvới Tỉnh ủy Nam Định.

Báo cáo tại hội nghị, ông Phạm Gia Túc, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định cho biết: Tính đến ngày 31/7/2022, Nam Định có tổng số 10.958 doanh nghiệp (gấp 2,6 lần năm 2011) và 845 chi nhánh, văn phòng đại diện với tổng số vốn đăng ký hơn 100.000 tỷ đồng.

Riêng trong 8 tháng đầu năm 2022, có 705 doanh nghiệp và 36 chi nhánh, văn phòng đại diện thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 6.148 tỷ đồng.

Nam Định phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 14.500 doanh nghiệp, trong đó có những doanh nghiệp mạnh, có vị thế, tầm cỡ trong khu vực đồng bằng sông Hồng và toàn quốc.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức từ cuộc CMCN 4.0, đại dịch COVID-19, sự chuyển dịch chuỗi cung ứng…

Chính quyền địa phương cần sâu sát, nắm chắc tình hình tâm tư, nguyện vọng và những khó khăn vướng mắc, để có giải pháp giải quyết, tháo gỡ khó khăn cho doanh nhân, doanh nghiệp.

Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các ngành; đồng hành cùng doanh nhân, doanh nghiệp; coi doanh nhân, doanh nghiệp là đối tượng phục vụ.

Tiếp tục nỗ lực tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi và hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư.

Cần nghiên cứu đề xuất cơ chế hỗ trợ và khuyến khích hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi và đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Đây là nhiệm vụ quan trọng giúp các địa phương tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp trong giai đoạn tới, thực hiện mục tiêu đạt 14,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký tính đến năm 2025.


Hoài Anh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm