Doanh nghiệp - Doanh nhân

Doanh nghiệp chủ động góp phần vào quá trình phục hồi kinh tế

Các doanh nghiệp (DN) kỳ vọng sẽ sớm có một chương trình tổng thể phục hồi kinh tế được thiết kế khoa học, sát hợp với nhu cầu, điều kiện thực tế, có tính khả thi cao. Cộng đồng DN, doanh nhân sẽ đóng góp trí tuệ vào chương trình phục hồi kinh tế tổng thể cấp quốc gia, cũng như ở các ngành, các địa phương.

Vietravel tái cấu trúc hệ sinh thái tập đoàn / Phải đóng 4/5 nhà hàng do đại dịch, ông chủ người Singapore vẫn bám trụ TP Hồ Chí Minh để “làm lại từ đầu”

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI: Các DN kỳ vọng sẽ sớm có một chương trình tổng thể phục hồi kinh tế được thiết kế khoa học, sát hợp với nhu cầu, điều kiện của các DN

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI: Các DN kỳ vọng sẽ sớm có một chương trình tổng thể phục hồi kinh tế được thiết kế khoa học, sát hợp với nhu cầu, điều kiện của các DN

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp năm 2022 với chủ đề “Nhận diện thị trường và phương thức thích ứng”, do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức vào chiều 23/11, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho biết, đại dịch COVID-19 đang gây khó khăn to lớn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN. Khảo sát gần đây của VCCI cho thấy, xấp xỉ 94% DN chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch, khoảng 71% DN tiếp tục giảm doanh thu so với năm trước đó.

Ngày 11/10/2021, Nghị quyết số 128/NQ-CP do Chính phủ ban hành về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 chính thức có hiệu lực trong công tác phòng, chống dịch. Nghị quyết này được các DN đánh giá là giải pháp kịp thời, giúp "cởi trói" tinh thần cho DN.

Việc tiêm vaccine đã được đẩy nhanh với hơn 109 triệu liều, tỉ lệ tiêm 1 liều vaccine là gần 90%, 2 liều vaccine là 53,4% dân số từ 18 tuổi trở lên. Ông Hoàng Quang Phòng đồng tình với quan điểm “5K + vaccine + công nghệ là lá chắn an toàn cho toàn dân và cho sản xuất kinh doanh”.

Dưới góc độ vĩ mô, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 với nhiều chỉ tiêu chủ yếu, như mục tiêu tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6-6,5%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5,5%; tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%...

Phó Chủ tịch VCCI cho rằng, quá trình phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN trong điều kiện bình thường mới chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian, vì vậy, các DN mong mỏi các cơ chế, chính sách hỗ trợ cũng được ổn định và có thời hạn phù hợp.

Các DN kỳ vọng sẽ sớm có một chương trình tổng thể phục hồi kinh tế được thiết kế khoa học, sát hợp với nhu cầu, điều kiện của các DN, có tính khả thi cao, làm cơ sở để các địa phương, các ngành và các DN xây dựng phương án phục hồi của mình.

 

Đại diện VCCI khẳng định: Cộng đồng DN, doanh nhân sẽ đóng góp trí tuệ vào chương trình phục hồi kinh tế tổng thể cấp quốc gia, cũng như ở các ngành, các địa phương. “Trong nguy có cơ. Cộng đồng DN coi khó khăn là cơ hội, là động lực để nâng cao năng lực quản trị, khả năng ứng phó với các biến động của thị trường, thực hiện chuyển đổi số, cơ cấu lại lực lượng lao động theo hướng bền vững”.

Phân tích về tình hình quốc tế, chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Khương dự báo, bức tranh môi trường kinh tế vĩ mô toàn cầu 2022 cócác xu thế biến động. Cụ thể, nền kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục chịu tác động sâu và dài trong năm thứ 3 của đại dịch COVID-19; nhấn mạnh áp lực tăng trưởng, ổn định và cân bằng xã hội sẽ gia tăng với hầu hết các quốc gia; áp lực lạm phát gia tăng sau nhiều gói giải cứu, hỗ trợ…

TS. Nguyễn Đức Khương chỉ ra, các quốc gia và cộng đồng DN sẽ phải đối mặt với các thách thức sẽ còn tiếp diễn, bao gồm sự gián đoạn sản xuất do đứt gẫy chuỗi cung ứng trong phạm vi khu vực và toàn cầu.

Cùng với đó, các DN buộc phải trải qua quá trình sốhóado các phương thức tiêu dùng, sản xuất, cung cấp, tương tác, công việc thay đổi, cùng tác động của đại dịch COVID-19.

Ông Nguyễn Đức Khương cho rằng, Việt Nam có thể học hỏi một số kinh nghiệm từ các DN đến từ một số nền kinh tế lớn trên thế giới để có thể thích ứng tốt hơn trước những thách thức. Chẳng hạn, các DN tại Singapore đã đầu tư mạnh mẽ vào số hóa, bao gồm phát triển năng lực kĩ thuật số cho hệ thống doanh nghiệp, số hoá chuỗi cung ứng. Việc đào tạo kỹ năng được các DN Singapore triển khai trên quy mô lớn để giải quyết vấn đề gián đoạn sản xuất, cung ứng và thay đổi việc làm hậu COVID-19 một cách hiệu quả đối với cả DN và người lao động.

 

Đại biểu Quốc hội, chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu cho rằng, trong bối cảnh COVID-19, cần phải có sự phản ứng chính sách nhanh, mang tính chất toàn diện và dự đoán dài hạn. Nghị quyết số 42 về giãn, hoãn thuế năm 2020 là một ví dụ, một thực tiễn rất tốt, vì nghị định này được ban hành trong vòng một tháng, thay vì ít nhất là 1 năm như thông thường.

Tuy nhiên, theo ông Phan Đức Hiếu, thủ tục hành chính truyền thống và ứng dụng công nghệ trong giải quyết thủ tục hành chính hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của người dân, DN trong bối cảnh mới.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm