Hỗ trợ doanh nghiệp

14 công ty "hốt bạc" trong đại dịch COVID-19

Bất chấp tình hình dịch bệnh ảnh hưởng tới nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp vẫn "ăn nên làm ra" trong cơn bão COVID-19.

Quốc tế đánh giá cao chính sách hỗ trợ kinh tế của Việt Nam / An Giang: Mô hình trồng rừng kết hợp làm vườn và chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao

Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều công ty phải đóng cửa và hàng ngàn người lao động phải nộp đơn trợ cấp thất nghiệp, tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp không những trụ vững mà còn phát triển ngày càng lớn mạnh.

Ảnh minh họa.

Khi cả thế giới thực hiện giãn cách xã hội, các trò chơi điện tử phổ biến như bắn súng, bóng đá hoặc có nhiều động vật dễ thương rất được ưa chuộng. Hãng Activision Blizzard cho biết rò chơi "Call of Duty: Modern Warfare" được ưa thích hơn bao giờ hết. Chỉ trong quý đầu năm 2020, doanh số kinh doanh lên tới 1,52 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.

For Electronic Arts, công ty chủ trở hữu của các trò chơi điện tử như FIFA, Madden NFL, The Sims 4 cũng thành công không kém khi doanh thu quý 4 tăng trưởng 12% so với năm ngoái.

14 công ty hốt bạc trong đại dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Nitendo làm nên ăn ra trong mùa COVID-19

Nitendo báo cáo lợi nhuận năm nay của hãng cũng tăng 41%, cao nhất trong 9 năm liên tiếp và lợi nhuận 3 tháng đầu năm 2020 tăng gấp 3 lần so vói cùng kỳ năm ngoái.

 

Không chỉ trò chơi điện tử, các doanh nghiệp buôn bán chất tẩy rửa cũng phát triển không ngừng nhờ đại dịch. Clorox cho biết doanh thu bán hàng của hãng tăng 15% trong quý đầu của năm... Doanh thu của các sản phẩm làm sạch bao gồm khăn lau và chất tẩy rửa, tăng vọt 32%.

Reckitt Benckiser, công ty sản xuất Lysol và Dettol cũng đạt doanh thu kỷ lục. Doanh thu quý đầu năm tăng 13,5% do nhu cầu tiêu dùng mạnh đối với chất khử trùng.

Công ty Peloton sản xuất các sản phẩm luyện tập thể thao trong nhà như xe đạp và máy chạy bộ cũng có doanh số bán hàng cũng tăng mạnh. Doanh thu quý I/2020 tăng 66%.

14 công ty hốt bạc trong đại dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Các công ty cung cấp nhu yếu phẩm trong gia đình và thực phẩm cũng thắng lớn

Nhu cầu về các nhu yếu phẩm trong gia đình và thực phẩm cũng đem lại siêu lợi nhuận cho một số doanh nghiệp kinh doanh đồ tạp hoá lớn nhất nước Mỹ. Publix cho biết doanh thu 3 tháng đầu năm nay tăng 10%, lên tới 1 tỷ USD. Doanh thu tại các cửa hàng được mở cửa ít nhất 1 năm tăng 14,4%.

 

Kroger cũng hưởng lợi nhuận từ đại dịch khi công bố doanh thu tại các cửa hàng, siêu thị tăng 30% trong tháng 3/2020. Sản phẩm bán chạy tại các siêu thịt là những xuất ăn đóng hộp và các sản phẩm giấy và làm sạch.

Đơn vị sản xuất khẩu trang 3M cũng tăng trưởng mạnh mẽ trong thời kỳ bệnh dịch hoành hành. Nhu cầu về các sản phẩm an toàn cá nhân bao gồm quần áo bảo hộ và khẩu trang N95 dành cho các chuyên gia y tế cũng tăng cao. Doanh thu quý đầu của 3M tăng 3% lên 8,08 tỷ USD.

14 công ty hốt bạc trong đại dịch COVID-19 - Ảnh 3.

Không quá ngạc nhiên khi 3M thắng lớn trong mùa COVID-19

Các doanh nghiệp nội thất như Wayfair và rival Overstock cũng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ dịch COVID-19. Doanh thu của Wayfair trong quý I tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Rival Overstock cũng có doanh số bán hàng tháng 4 vượt bậc với mức tăng trưởng 120% so với năm trước, đặc biệt là sản phẩm nội thất gia đình.

Với các công ty yêu cầu nhân viên làm việc trực tuyến tại nhà, các công cụ như Slack và Zoom trở nên vô cùng cần thiết. Chỉ trong giai đoạn từ 1/2 cho tới 25/3, công ty Slack Technologies cho biết hãng có thêm 9.000 khách hàng trả tiền mới, tăng 80% so với cùng kỳ năm ngoái. Không chỉ thêm người dùng, mà số lượng tin nhắn các phòng chat cũng tăng đột biến. "Số lượng tin nhắn được gửi trên toàn cầu trong một ngày tăng trung bình 20%", Slack cho hay.

 

Công cụ họp trực tuyến qua video, Zoom cũng phát triển vô cùng mạnh mẽ. Theo Giám đốc điều hành Eric Yuan, có hơn 300 triệu người sử dụng Zoom để họp mỗi ngày. Cổ phiếu của hãng cũng tăng vọt lên tới 120% trong năm nay.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm