Hỗ trợ doanh nghiệp

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để nâng sức cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ chủ lực

DNVN - Trong xu thế hội nhập, việc bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, tăng cường giá trị doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như tạo ra các sản phẩm chủ lực, tiềm năng cho từng địa phương.

'Ngọn hải đăng' hay khách sạn trá hình ? / Doanh nghiệp loay hoay trong triển khai công trình xanh

Ngày 27/9, Sở Khoa học và Công nghệ TP Cần Thơ phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ đã tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ chủ lực sau khi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ”,

Hội thảo là dịp để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về vai trò quan trọng của sở hữu trí tuệ đối với việc hỗ trợ các sản phẩm, dịch vụ chủ lực, khai thác và phát triển các tài sản trí tuệ, đồng thời là cơ sở để liên kết các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà đầu tư, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân .

n

Ông Ngô Anh Tín - Giám dốc Sở Khoa học - Công nghệ TP Cần Thơ phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Tấn Nhơn - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn TP.Cần Thơ cho rằng, nhà sản xuất, kinh doanh cần có chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu bài bản.

Trong xu thế hội nhập kinh tế ngày nay, những đòi hỏi về kiểm soát nguồn gốc, chất lượng và mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng cao. Do vậy việc đăng ký bảo hộ cũng như phát triển nhãn hiệu giữ vai trò sống còn đối với mỗi sản phẩm khi cung ứng ra thị trường.

Làm sao để các sản phẩm sau khi được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ đem lại hiệu quả cao không chỉ có sự nỗ lực, tuân thủ chặt chẽ của người sản xuất hay doanh nghiệp mà cần phải có sự chung tay của tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan, đoàn thể và đặc biệt là ý thức tự giác của người tiêu dùng.

Xây dựng thương hiệu gắn với chủ trương chính sách của địa phương, của Nhà nước. Có thể học tập kinh nghiệm làm thương hiệu của các tập đoàn lớn trong nước và thế giới như thương hiệu Phú Quốc, Lộc Trời, Cognac, Bordeux, Champagne...

 


n

Các đại biểu tham gia buổi hội thảo.

Ông Trần Giang Khuê - Trưởng Văn phòng Đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng, điều quan trọng nhất trong xây dựng và phát triển thương hiệu là phải dựa trên các giá trị cốt lõi của sản phẩm, dịch vụ.

Đối với đặc sản địa phương là chất lượng đặc thù, giá trị khác biệt, độ an toàn của sản phẩm. Nhưng trong thực tế, các đặc sản vùng ĐBSCL chủ yếu được trồng, sản xuất, kinh doanh ở qui mô nhỏ, manh múm, quy trình trồng trọt, thu hoạch, bảo quản, chế biến… chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thói quen.

Các máy móc, thiết bị còn thô sơ, việc ứng dụng công nghệ chỉ ở các doanh nghiệp lớn. Vì vậy chất lượng của sản phẩm đặc sản không đồng đều, dẫn đến ảnh hưởng uy tín của sản phẩm.

 

Từ đó vấn đề khai thác phát triển tài sản trí tuệ, xây dựng thương hiệu còn khá mới mẻ đối với doanh nghiệp Việt Nam, bên cạnh đó, đa số là eo hẹp về nguồn vốn tài chính nên nhiều doanh nghiệp chưa hiểu hết về ý nghĩa giá trị của thương hiệu sản phẩm.

Trước những hạn chế trên, theo các chuyên gia và nhiều doanh nghiệp cho rằng, cần phải có một giải pháp tổng hợp. Về phía các cơ quan Nhà nước cần hoàn thiện các quy định pháp luật cho việc bảo hộ, quản lý và phát triển thương hiệu dựa trên các quyền sở hữu trí tuệ đối với địa danh dùng cho các đặc sản địa phương; đặc biệt là các quy định về các biểu tượng chung cho đặc sản, trong đó có sản phẩm OCOP hay biểu tượng chỉ dẫn địa lý.

Riêng các |nhà sản xuất, kinh doanh muốn cho sản phẩm, dịch vụ của họ được mang biểu tượng chung, cần phải đảm bảo các tiêu chí về chất lượng và nguồn gốc (được quy định trong quy chế sử dụng biểu tượng) và phải được một cơ quan hay tổ chức có chức năng chứng nhận là đã tuân thủ các quy định, các điều kiện trong quy chế.

Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ thành lập và nâng cao năng lực cho các tổ chức, tập thể đại diện cho quyền lợi của các nhà sản xuất, kinh doanh đặc sản, đế quản lý, khai thác và phát triển thương hiệu chung của địa phương, vùng miền. Từ đó, sẽ thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo để tạo ra khả năng sản xuất mới, có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế - xã hội…

Thúy Ái
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm