Hỗ trợ doanh nghiệp

Bộ Công Thương: Doanh nghiệp vẫn gặp khó khi vay vốn để tạm trữ lúa gạo

Bộ Công Thương vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về việc tạo thuận lợi cho việc tiếp cận nguồn vốn thu mua lúa, gạo hàng hóa.

Giá lợn hơi giảm, người tiêu dùng vẫn phải mua thịt giá cao / Ô tô có dung tích xi-lanh từ 2.500 cm3 trở xuống chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 15%

Trước đó, để góp phần hỗ trợ cho các thương nhân, doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh thóc, gạo trong bối cảnh dịch COVID-19, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản số 5747/NHNN-TD ngày 10/8/2021 đề nghị các ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đảm bảo vốn tín dụng phục vụ thu mua, tạm trữ lúa, gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bằng nhiều hình thức như: mở rộng thêm hạn mức tín dụng đã cấp cho thương nhân, doanh nghiệp để có nguồn vốn thu mua tạm trữ lúa, gạo và nâng diện tích, chất lượng kho chứa, bảo quản, chế biến lúa, gạo; đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay; đa dạng hóa các loại sản phẩm tín dụng phù hợp...

vay-von-thu-mua-lua-8335-1628813153.jpg

Doanh nghiệpcho biết chưa thuận lợi trong việc vay vốn để thu mua tạm trữ lúa gạo.

Tuy nhiên, qua công tác theo dõi tình hình thị trường và thông tin trao đổi tại cuộc họp ngày 12/8/2021 giữa Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công Thương về đảm bảo nguồn cung hàng hóa và hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khu vực phía Nam với Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, việc tiếp cận nguồn vốn theo văn bản số 5747/NHNN-TD nêu trên tuy đã giúp doanh nghiệp có thêm cơ hội tiếp cận nguồn tín dụng nhưng chưa hoàn toàn được thuận lợi.

Để tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn thu mua lúa, gạo cho nông dân, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chỉ đạo các ngân hàng thương mại có hỗ trợ nhất định về lãi suất cho các doanh nghiệp; và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được thế chấp vay vốn bằng chính sản phẩm sẽ thu mua.

Cùng với Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT cũng cho biết trong tình hình khó khăn hiện nay, cần sự hỗ trợ về chính sách cho vay từ phía Ngân hàng Nhà nước để việc thu hoạch, tiêu thụ lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long nhanh chóng, thuận lợi, xuất khẩu gạo được thông suốt.

Nêu thực trạng khó khăn, nhiều doanh nghiệp kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cho doanh nghiệp được vay vượt hạn mức tín dụng đã cấp để thu mua lúa gạo vụ Hè Thu; trong đó, Ngân hàng Nhà nước có hướng dẫn cụ thể về cho vay thế chấp bằng lúa gạo thu mua của doanh nghiệp.

Về mặt bằng lãi suất cho vay, đối với ngành lúa gạo xin được ngân hàng hỗ trợ giảm 1-2%, đây là điều các doanh nghiệp rất cần trong bối cảnh dịch bệnh căng thẳng hiện nay.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm