Hỗ trợ doanh nghiệp

Boeing công bố phần mềm cập nhật cho máy bay 737 Max sau hai thảm họa

Boeing ngày 27/3 đã công bố cập nhật phần mềm cho hệ thống điều khiển tự động của máy bay 737 Max đồng thời tiến hành huấn luyện phi công trên hệ thống mô phỏng sau hai thảm họa của Lion Air và Ethiopian Airlines.

Boeing giành hợp đồng hơn 9 tỷ USD từ không quân Mỹ / Vai trò đặc biệt của Boeing trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

boeing.jpg
Một máy bay Boeing 737 Max (NYPost)
Tại một nhà máy của hãng ở Renton, Washington, Boeing hôm qua đã tập hợp các nhà quản lý hàng không cùng khoảng 200 phi công của các hãng hàng không đối tác tham dự buổi giới thiệu cập nhật phần mềm cho hệ thống điều khiển tự động của máy bay Boeing 737 Max (hệ thống MCAS).

Ông Mike Sinnett, phó chủ tịch phụ trách chiến lược sản phẩm của Boeing, cho biết các khách mời được chứng kiến các phi công của Boeing thực hành với hệ thống mô phỏng chuyến bay của 737 Max sau khi được cập nhật phần mềm.

Thay đổi lớn nhất đối với phần mềm MCAS đó là việc bổ sung dữ liệu từ cảm biến góc tấn (AOA) thứ hai dùng để đo độ chếch của mũi máy bay. Phiên bản phần mềm trước đó chỉ thu thập dữ liệu từ một trong các cảm biến AOA. Đại diện của Boeing cho biết, trước đó máy bay 737 Max sở dĩ chỉ dùng một cảm biến bởi không có bất cứ vấn đề gì với thiết kế này suốt 50 năm qua.

MCAS là hệ thống cảnh báo an toàn tự động được lắp đặt trong mẫu 737 MAX 8 giúp máy bay tránh rơi vào trạng thái chết động cơ hay mất lực nâng vì mẫu máy bay này nặng hơn, có nhiều động cơ tiết kiệm nhiên liệu làm thay đổi khí động lực của máy bay, có thể khiến mũi nó bị hướng lên cao trong một số điều kiện nhất định. Boeing đã đưa ra hướng dẫn để phi công vô hiệu hóa MCAS trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, các phi công cũng nhận ra rằng, họ chỉ có 40 giây thao tác để có thể tránh thảm họa tương tự như vụ rơi máy bay Lion Air (Indonesia) và Ethiopian Airlines.

Việc cập nhật phần mềm cho Boeing 737 Max diễn ra sau hai tai nạn thảm khốc liên quan đến loại máy bay này. Các nhà điều tra ở Indonesia cho rằng, việc truyền dữ liệu sai từ cảm biến góc tấn duy nhất có thể đã khiến hệ thống MCAS khiến máy bay Lion Air liên tục chúc mũi xuống và cuối cùng là lao xuống biển chỉ vài phút sau khi cất cánh.

 

1
Theo dantri.com.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm