Hỗ trợ doanh nghiệp

Cà Mau: Phê duyệt "Chương trình phát triển tài sản trí tuệ của tỉnh đến năm 2030"

DNVN - Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã ký quyết định phê duyệt "Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Cà Mau đến năm 2030". Với mục tiêu đến năm 2025 đáp ứng 100% nhu cầu được tư vấn, hướng dẫn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) của các tập thể, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

Nhiều doanh nghiệp lên kế hoạch thưởng Tết Nguyên đán cho người lao động / Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vướng đề án trạm thu phí chưa được phê duyệt

Qua đó, hỗ trợ đào tạo, tập huấn về tạo lập, quản lý, khai thác, phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ từ 50% trở lên các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh. Xây dựng và sử dụng hiệu quả trạm IPPlatform (Nền tảng dữ liệu và dịch vụ sở hữu công nghiệp) nhằm thúc đẩy khai thác thông tin và sử dụng dịch vụ sở hữu công nghiệp phục vụ quản lý nhà nước về SHTT. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ tối thiểu 15 sản phẩm đặc thù, đặc sản và sản phẩm gắn với chương trình OCOP dưới hình thức nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý.

Cà Mau tăng cường năng lực và hiệu quả thực thi quyền SHTT, thúc đẩy công tác bảo vệ quyền SHTT trong môi trường số.

Đến năm 2030 đáp ứng 100% nhu cầu, qua đó hỗ trợ đào tạo, tập huấn về tạo lập, quản lý, khai thác, phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ từ 80% trở lên các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ tối thiểu 20 sản phẩm đặc thù, đặc sản và sản phẩm gắn với chương trình OCOP dưới hình thức nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý.

Cũng trong thời gian này, chương trình đáp ứng 100% các sản phẩm đặc thù, đặc sản của địa phương đã bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được hỗ trợ để quảng bá, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường. Hỗ trợ hoàn thiện khai thác, áp dụng vào thực tiễn cho ít nhất 1- 2 sáng chế, giải pháp hữu ích của tỉnh. Trong đó, ưu tiên các sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm nâng cao năng suất, chất lượng các sản phẩm đặc thù, đặc sản trên địa bàn tỉnh. Số lượng đơn đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích tăng trung bình 3%/năm; số lượng đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tăng trung bình 5%/năm; số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu tăng trung bình 7%/năm.

Đồng thời, tăng cường năng lực và hiệu quả thực thi quyền SHTT; thúc đẩy công tác bảo vệ quyền SHTT trong môi trường số.

Viết Hiếu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm