Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đang "chậm dần đều"?
Vì sao doanh nghiệp tư nhân Việt Nam lại hay "chết yểu"? / Cắt giảm hàng loạt thủ tục liên quan đến vay vốn ngân hàng
Ngăn chặn lợi ích nhóm
Phát biểu tại Nghị trường sáng 30/5, đại biểu Nguyễn Trường Giang – Thường trực Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội dẫn các báo cáo về cổ phần hoá, thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) cho thấy 64 doanh nghiệp phải cổ phần hoá trong năm 2018 thì chỉ có 12 doanh nghiệp hoàn thành (đạt 17%), 35 đơn vị chuyển sang năm 2019, 12 doanh nghiệp chuyển sang 2020 và 6 đơn vị không rõ thời gian hoàn thành.
Từ số liệu trên, đại biểu Nguyễn Trường Giang đánh giá, số lượng doanh nghiệp hoàn thành cổ phần hoá "chậm dần đều" qua các năm.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Trường Giang |
Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Trường Giang nhận định, kỷ luật thực thi pháp luật chưa nghiêm. "Còn lợi ích nhóm trong cổ phần hoá, thoái vốn, xử lý trách nhiệm cá nhân để xảy ra sai phạm còn chậm", ông Giang nhấn mạnh, đồng thời dẫn chứng trường hợp sai phạm trong cổ phần hoá tại Cảng Quy Nhơn đã được Thanh tra Chính phủ công bố.
Ở trường hợp này, đại biểu Nguyễn Trường Giang cho rằng, Bộ Giao thông Vận tải chưa làm đúng chức năng, nhiệm vụ để xảy ra nhiều sai phạm trong quá trình bán vốn.
Theo kết luận thanh tra, quá trình chuyển nhượng vốn Bộ đã ban hành 2 văn bản trái quy định, bán vốn hơn 75% cảng Quy Nhơn cho Công ty Hợp Thành. Thanh tra Chính phủ sau đó đã yêu cầu thu hồi 2 văn bản trái luật này và yêu cầu Vinalines phải thanh toán các khoản tiền cho cổ đông để thu hồi lại tỷ lệ hơn 75% vốn đã bán.
Thanh tra Chính phủ đã phát hiện nhiều vi phạm nghiêm trọng trong quá trình cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn. (Ảnh: Phi Long/VOV.VN) |
"Đây là sự vi phạm của cơ quan quản lý Nhà nước", ông Giang nói và đề nghị Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh cổ phần hoá DNNN, khẩn trương xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý nghiêm trách nhiệm cá nhân, tổ chức để xảy ra sai phạm.
Đại biểu này cũng dẫn trường hợp cổ phần hóa Công ty rượu, bia, nước giải khát Sài Gòn, trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp, các khoản nợ của doanh nghiệp đối với nhà nước thì ý kiến của các cơ quan nhà nước rất khác nhau. Do đó, sau quá trình cổ phần hóa thoái vốn nhà nước rất khó khăn trong việc thu hồi các khoản nợ đối với ngân sách nhà nước.
Còn với việc cổ phần hóa Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam được coi là thành công, tuy nhiên, sau khi cổ phần hóa, có sự tranh chấp của các nhóm cổ đông. Một nhóm cổ đông đã yêu cầu tòa án thụ lý giải quyết và tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Sau đó, tòa lại xác định cổ đông không có thẩm quyền và hủy quyết định thụ lý, hủy biện pháp khẩn cấp tạm thời. Theo đại biểu, điều này ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và lòng tin của nhà đầu tư khi tham gia vào cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Đề xuất giải pháp, ông Giang đề nghị, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo kế hoạch đề ra. Thực hiện công khai, minh bạch, khẩn trương xác định giá trị doanh nghiệp, có lộ trình thời gian cụ thể để cổ phần hóa, thoái vốn. Có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với những tổ chức, cá nhân cố tình trì hoãn, không thực hiện cổ phần hóa cũng như cơ quan, tổ chức, cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp trái pháp luật vào quá trình cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp.
Cần thu hồi triệt để tài sản công trong các vụ án kinh tế
Đề cập đến việc cần thiết thu hồi triệt để tài sản công trong các vụ án kinh tế, tham nhũng, đại biểu Nguyễn Quốc Hận (đoàn Cà Mau) nhấn mạnh: Trong điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, nhiều công trình ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, tính mạng của người dân không đủ vốn đầu tư thì các vụ án kinh tế, tham nhũng được phanh phui lại cho thấy thất thoát hàng nghìn tỷ đồng.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Hận |
Ông Nguyễn Quốc Hận cho rằng, chế tài nặng, thu hồi tài sản tham nhũng sẽ có tính răn đe lớn trong công tác phòng, chống tham nhũng, chống tư tưởng "hi sinh đời bố đi tù vài chục năm để gia đình, vợ con sống an nhàn, sung túc cả đời".
End of content
Không có tin nào tiếp theo