Hỗ trợ doanh nghiệp

Mở rộng đối tượng sử dụng thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”

DNVN - Hồng ăn quả, dâu tây, atiso, đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, trà ô long và các sản phẩm được chế biến từ 6 loại này sẽ được sử dụng thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

Phát huy phong cách người Đà Lạt trong kinh doanh / Đà Lạt: Xây dựng điểm trưng bày, đưa 100% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản thống nhất việc mở rộng đối tượng được sử dụng thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

Hồng ăn quả và các sản phẩm từ quả hồng sẽ chính danh mang thương hiệu "Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành".

Hồng ăn quả và các sản phẩm từ quả hồng sẽ chính danh mang thương hiệu "Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành" (Ảnh: Nhiên Farm Đà Lạt).

Theo đó, hồng ăn quả, các sản phẩm từ quả hồng; dâu tây, các sản phẩm từ quả dâu tây; atiso, các sản phẩm từ atiso; đông trùng hạ thảo tươi, khô, các sản phẩm từ đông trùng hạ thảo; nấm linh chi tươi, khô các sản phẩm từ nấm linh chi; trà ô long, sẽ chính thức được sử dụng thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

Trước đó, nhãn hiệu chứng nhận “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng chứng nhận và được áp dụng cho 4 nhóm sản phẩm đặc thù của địa phương, bao gồm: rau Đà Lạt, hoa Đà Lạt, cà phê arabica và du lịch canh nông.

Sau khi mở rộng đối tượng, nhóm sản phẩm của thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”, gồm: nhóm 29 với các loại rau nấu chín, rau được làm khô, rau được bảo quản; rau củ nấu chín, rau củ được làm khô, rau củ được bảo quản, rau củ đông lạnh; rau quả nấu chín, rau quả được làm khô, rau quả được bảo quản, rau quả đông lạnh; quả được bảo quản, đông lạnh, làm khô hoặc nấu chín; nấm đã được bảo quản (linh chi và đông trùng hạ thảo).

Nhóm 30: cà phê arabica hạt và cà phê arabica rang xay; chè, trà từ atiso; nhóm 31: rau tươi, rau củ tươi, rau quả tươi; quả tươi; thảo mộc tươi; hoa tươi; nấm tươi (linh chi và đông trùng hạ thảo); nhóm 39: du lịch canh nông.

atiso và các sản phẩm từ atiso; đông trùng hạ thảo tươi, khô và các sản phẩm từ đông trùng hạ thảo

Atiso, đông trùng hạ thảo và các loại sản phẩm được chế biến từ các loại thảo dược này sẽ được sử dụng thương hiệu "Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành".

Về chỉ dẫn địa lý, vẫn giữ nguyên phạm vi trong chứng nhận gồm TP Đà Lạt và vùng phụ cận (gồm các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương và một số xã của huyện Lâm Hà, theo ranh giới quy hoạch chung TP Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được phê duyệt tại Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 12/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ).

Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, hiện nay toàn tỉnh có 768 nhãn hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” được cấp giấy chứng nhận. Trong đó có 653 tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh hoa; 91 tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh rau, 10 cơ sở du lịch canh nông và 14 cơ sở kinh doanh cà phê. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng đã cấp quyết định công nhận cho 33 mô hình du lịch canh nông.

Thời gian qua, các ngành, địa phương và doanh nghiệp đã tập trung quảng bá thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” trên các kênh truyền thông, báo chí, cổng thông tin, trang thông tin, sàn thương mại điện tử. Kết hợp lồng ghép tuyên truyền thương hiệu tại các hội nghị giao thương, hội thảo, tập huấn, hội chợ...

Đồng thời, xúc tiến thương mại trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp kết nối giao thương xúc tiến với đối tác nước ngoài và kết nối với các trang thương mại điện tử nổi tiếng cho các sản phẩm gắn nhãn hiệu chứng nhận.

Du lịch canh nông gắn với thương hiệu "Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành" đã tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ thu hút khách đến với Đà Lạt.

Nhiều mô hình du lịch canh nông gắn với thương hiệu "Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành" đã tạo ra sản phẩm du lịch mới lạ, độc đáo, thu hút du khách đến với Đà Lạt - Lâm Đồng.

Tuy nhiên, chưa có nhiều sự đổi mới trong phương thức truyền thông, chưa xây dựng được các câu chuyện truyền thông sản phẩm gây ấn tượng đối với cộng đồng. Việc đánh giá hiệu quả của các chiến dịch truyền thông, quảng bá thương hiệu cũng chưa được các đơn vị quan tâm thực hiện.

Bên cạnh đó, việc gắn logo, tem, nhãn “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” lên sản phẩm được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận còn hạn chế, gây khó khăn cho công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm gắn với thương hiệu.

Viên Hữu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm