Đa số doanh nghiệp thuỷ sản sụt giảm lợi nhuận trong quý III/2019
Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, hỗ trợ về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp / Có nên bổ sung "hộ kinh doanh" vào Luật Doanh nghiệp sửa đổi?
Trong bối cảnh kém tích cực chung của thị trường, kết quả kinh doanh quý III/2019 của nhiều doanh nghiệp thủy sản trên sàn chứng khoán sụt giảm mạnh.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), 9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt gần 6,3 tỷ USD, giảm 0,8% so với cùng kỳ 2018, trong đó xuất khẩu tôm, cá tra sụt giảm mạnh.
Với mặt hàng tôm, giá trị xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD, giảm 7% khi xuất khẩu vào các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN đều giảm. Lượng tồn kho tôm tại các thị trường cao, nguồn cung tôm từ các nước khác cũng tăng, khiến giá tôm nhập khẩu tại các thị trường hạ thấp hơn so với năm ngoái.
Với cá tra, giá trị xuất khẩu vào Mỹ giảm 40%, chỉ đạt 221 triệu USD do thuế chống bán phá giá giai đoạn POR14 ở mức cao.
Tại EU, việc bị thẻ vàng IUU tiếp tục gây ảnh hưởng đến xuất khẩu hải sản sang thị trường này. Trong 9 tháng qua, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU giảm 10%.
Trong bối cảnh kém tích cực chung của thị trường, kết quả kinh doanh quý III/2019 của nhiều doanh nghiệp thủy sản trên sàn chứng khoán sụt giảm mạnh.
quý III/2019: Doanh thu và lợi nhuận kém sắc
Đầu tiên phải nhắc đến ông lớn ngành cá tra - Công ty cổ phần Thủy sản Vĩnh Hoàn (VHC): Theo báo cáo tài chính hợp nhất mới công bố, trong quý III/2019, doanh thu thuần ghi nhận 1.882 tỷ đồng, giảm 25% so với cùng kỳ 2018; lợi nhuận sau thuế đạt 253 tỷ đồng, giảm 58,4%. Lũy kế 9 tháng đầu năm, VHC đạt 696 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 13% so với cùng kỳ 2018; lợi nhuận sau thuế đạt 981 tỷ đồng, giảm hơn 5%.
Lợi nhuận sụt giảm là điều đã được dự báo trước khi VHC thông báo doanh số xuất khẩu cá tra sụt giảm mạnh, đặc biệt là tại Mỹ - thị trường vốn có biên lợi nhuận cao.
Riêng tháng 8, giá trị xuất khẩu giảm 31% và 8 tháng đầu năm giảm gần 10% xuống 213 triệu USD. Theo VHC, sự suy giảm của thị trường Mỹ là do nhu cầu tích trữ tồn kho cao từ cuối năm 2018 và tâm lý chờ đợi kết quả kỳ soát xét thuế chống bán phá giá POR14.
Sau VHC phải nhắc đến một ông lớn khác đó là vua tôm – Minh Phú: Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2019, Tập đoàn thủy sản Minh Phú (MPC) ghi nhận doanh thu thuần tăng 7% đạt 5.213 tỷ đồng. Trong kỳ, chi phí tài chính trong kỳ giảm mạnh từ 129 tỷ đồng về 73 tỷ đồng, chi phí bán hàng cũng giảm từ 317 tỷ đồng về 246 tỷ đồng. Dù vậy, lợi nhuận sau thuế của Minh Phú vẫn giảm 23% về 231 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu tăng 2% lên 12.729 tỷ đồng; lãi sau thuế giảm 36% xuống 387 tỷ đồng. Minh Phú lý giải biên lợi nhuận gộp giảm do nguồn cung nguyên liệu khan hiếm không đáp ứng đủ công suất sản xuất của nhà máy, để đáp ứng các đơn hàng công ty phải mua nguyên liệu với giá cao làm cho giá thành tăng trong khi giá bán không tăng tương ứng.
Tương tự như hai ông lớn, Thủy sản Cửu Long An Giang (ACL) cũng ghi nhận lợi nhuận quý III của công ty chỉ bằng 1/5 cùng kỳ, đạt 19,2 tỷ đồng. Lợi nhuận lũy kế 9 tháng đầu năm cũng giảm hơn 10,5%, còn 132 tỷ đồng.
Không ngoại lệ, Công ty cổ phần Thuỷ sản Mekong (AAM) có lợi nhuận gộp quý III/2019 giảm 31%, chỉ đạt 3,3 tỷ đồng. Cộng thêm việc không còn khoản lợi nhuận tài chính nên lãi sau thuế vẻn vẹn hơn 600 triệu đồng, giảm 75% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận 9 tháng đầu năm là 7,5 tỷ đồng, cũng giảm so với cùng kỳ.
Trong bức tranh của ngành thuỷ sản khác với hầu hết các doanh nghiệp khác, năm tài chính của Thủy sản Hùng Vương bắt đầu từ 1/10 và kết thúc vào 30/9 năm sau. Thời điểm này công ty đã hoàn thành các hoạt động kinh doanh của năm tài chính 2018 – 2019.
Điểm lại, 2 quý đầu năm, báo cáo tự lập của công ty đều ghi nhận lãi sau thuế với số lãi lần lượt là 21,5 và 6,1 tỷ đồng. Tổng lãi sau thuế nửa đầu năm rơi vào khoảng 27,6 tỷ đồng. Tuy nhiên sau kiểm toán Hùng Vương đã bất ngờ bị điều chỉnh từ lãi sang lỗ sâu với số lỗ hơn 134 tỷ đồng. Kiểm toán còn đưa ra một số ý kiến ngoại trừ, và ghi nhận sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục.
Sau 2 quý đầu bị điều chỉnh lỗ, Thủy sản Hùng Vương tiếp tục ghi nhận lỗ 129 tỷ đồng trong quý III và lỗ thêm gần 240 tỷ đồng trong quý 4, nâng tổng lỗ cả năm lên hơn 496 tỷ đồng. Đây là số lỗ lớn thứ 2 sau lần lỗ kỷ lục 713 tỷ đồng năm tài chính 2016-2017. Tổng lỗ lũy kế chưa phân phối đến 30/9/2019 lên đến 891 tỷ đồng.
Hiện tại, các doanh nghiệp đang dồn lực cho mùa cao điểm cuối năm để cải thiện kết quả kinh doanh cả năm. |
Một vài điểm sáng
Hầu hết các doanh nghiệp ngành thủy sản quý III đều kinh doanh giảm sút so với cùng kỳ, thậm chí có nhiều doanh nghiệp lỗ nặng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp ngược lại có kết quả kinh doanh tăng trưởng so với cùng kỳ như Nam Việt (ANV), Sao Ta (FMC),Thủy sản Bến Tre (ABT) hay Thủy sản Bạc Liêu (BLF)
Điển hình là Công ty cổ phần ,Nam Việt (ANV)quý III/2019 ghi nhận doanh thu thuần 1.127 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2018; lợi nhuận sau thuế hơn 152 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ, đánh dấu 8 quý liên tiếp tăng trưởng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của ANV đạt 3.102 tỷ đồng và 506 tỷ đồng, hoàn thành 72% kế hoạch năm.
Thực phẩm Sao Ta (FMC) cũng đạt 76,3 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý III, tăng 30% so với quý III năm ngoái. Phần lớn doanh thu và lợi nhuận của công ty đều từ bán hàng thủy sản.
Tính chung 9 tháng đầu năm doanh thu Thực phẩm Sao Ta đạt 2.748 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế vẫn tăng trưởng 41%, đạt 168 tỷ đồng. EPS đạt 3.484 đồng.
Tương tự, Thủy sản Bến Tre (ABT)có lợi nhuận sau thuế quý III/2019 tăng gần 14% so cùng kỳ.
Dự đoán tình hình cuối năm
Theo dự báo của VASEP, tình hình xuất khẩu trong những tháng cuối năm 2019 cũng không khả quan hơn và tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm dự kiến đạt khoảng 626 triệu USD, giảm 7% so với năm 2018.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thủy sản còn đối mặt với việc chi phí tăng mạnh trong thời gian tới khi các hãng tàu biển nước ngoài đồng loạt tăng cước vận chuyển và nhiều loại chi phí khác, trong khi giá hàng hóa xuất khẩu không tăng.
Hiện tại, các doanh nghiệp đang dồn lực cho mùa cao điểm cuối năm để cải thiện kết quả kinh doanh cả năm. Chẳng hạn, Vĩnh Hoàn cho biết, nhu cầu cá tra thường đạt mức cao nhất trong các tháng cuối năm và giá cá nguyên liệu phục hồi sẽ là yếu tố hỗ trợ doanh nghiệp.
Hay như Vua tôm Minh Phú, hôm qua, ngày 16/11/2019, HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) vừa ban hành Nghị quyết thông qua việc đầu tư thêm 280 tỷ để tăng vốn điều lệ của Công ty TNHH nuôi trồng thủy sản Minh Phú – Lộc An lên 720 tỷ đồng, nhằm thực hiện chiến lược nuôi tôm của Tập đoànngay trong năm để chủ động hơn nguồn cung và năng lực áp ứng đơn hàng trong những năm tiếp theo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam tiến vào kỷ nguyên xanh
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần được kết nối với các quỹ ngoại
Vinamilk 16 năm liên tiếp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam
Ba thương hiệu thuộc DNP Holding được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Sao Thái Dương vinh dự đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 9
Đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc