ĐBQH Nguyễn Văn Thân đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DNNVV
DNVN - Sáng 31/10/2019, đóng góp ý kiến cho kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2020 tại Quốc hội, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thân (đoàn Thái Bình), Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã đưa ra các đề xuất nhằm tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).
Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tư vấn về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp / Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, hỗ trợ về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp
Đánh giá rất cao sự điều hành rất quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ trong thời gian qua, Đại biểu Nguyễn Văn Thân cho rằng, chính sự điều hành rất quyết liệt đó, trong hai năm vừa rồi, Việt Nam đã đạt được những thành tích mà cử tri và cộng đồng doanh nghiệp cả nước rất phấn khởi.
Đóng góp ý kiến vào kế hoạch kinh tế - xã hội của năm 2020, Đại biểu Nguyễn Văn Thân đưa ra một số đề xuất sau:
"Thứ nhất, Chính phủ trên cơ sở Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, tôi đề nghị càng sớm càng tốt đưa ra được giảm thuế cho DNNVV. Với giảm thuế này, chúng ta không phải lấy ở ngân sách, chúng ta dựa trên cơ sở các doanh nghiệp đạt được và có hiệu quả thì tôi nghĩ lấy hiệu quả đó để giảm cho họ với tỉ lệ nếu đạt được nhiều thì giảm nhiều, nếu ít thì giảm ít, tôi nghĩ phần trăm đấy không ảnh hưởng. Nhưng nó sẽ rất khuyến khích cho DNNVV để đầu tư phát triển", ông Nguyễn Văn Thân nói.
Ảnh: Redvn
Thứ hai là vấn đề cho vay. Theo ông Thân, hiện nay, tất cả các ngân hàng, kể các ngân hàng có vốn đầu tư nhà nước đều có những gói tín dụng cho DNNVV vay, nhưng đối với DNNVV chưa vay được. Trong khi đó, nhu cầu vốn quyết định từ 45 đến 50% sự thành công của kinh tế, của toàn xã hội và đặc biệt là đối với DNNVV. Hiện nay, nguồn vốn đó mặc dù các ngân hàng cổ phần cũng đang có một gói tín dụng cho DNNVV vay, nhưng khối DN này chưa vay được.
"Tôi đề nghị Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ phải có một cơ chế trên cơ sở tình hình của DNNVV để giảm điều kiện cho vay xuống thì DNNVV mới tiếp cận được. Chúng tôi đề nghị Quốc hội và Chính phủ phải có quy định cụ thể để cho DNNVV vay được vốn.
Cho rằng 98% doanh nghiệp nhỏ và vừa có vị trí rất lớn trong vấn đề lao động và đóng góp GDP, ĐB Nguyễn Văn Thân cũng đề xuất ngành ngân hàng tạo điều kiện cho vay như thế nào để DNNVV vay được vốn.
Thứ ba, hiện nay trong thực tế tồn tại 5 triệu hộ kinh doanh, trong đó theo thống kê chỉ có 1,7 triệu là đóng thuế môn bài, còn lại 3,3 là không đóng thuế, tức là ngân sách nhà nước không thu được từ những hộ này.
"Xin thưa là thực tế ngoài thị trường người ta vẫn phải đóng nhưng ở chỗ nào đó mà người ta vẫn phải nộp. Tôi điều tra tôi thấy chỉ cần một quán hàng nước thôi vẫn phải nộp hàng tháng, việc này đề nghị Chính phủ nên quan tâm. Tôi nghĩ là để người ta thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ như là doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp nhỏ, chỉ có điều là chúng ta định nghĩa và khái niệm của chúng ta đối với họ như thế nào.
Tôi nghĩ chúng ta đã để lọt một nguồn thu rất lớn. Tôi hỏi một cô bán hàng nước và thuốc lá, cô ấy nói là đóng 1,5 triệu/1 tháng tất cả các khoản. Tôi tính trung bình mỗi hộ đóng 1 triệu nhân với 12 tháng và nhân với 3,3 triệu hộ thì được 39.600 tỷ trong 1 năm. Nguồn đó chúng ta không thu được và nếu chúng ta định nghĩa tốt phần đó chúng ta sẽ thu được", ông Thân chia sẻ.
Qua đó, ông đề nghị Chính phủ và Quốc hội nên nghiên cứu có cơ chế để đưa các hộ kinh doanh cá thể này tham gia được cộng đồng DNNVV, cũng là thực hiện được Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và phấn đấu đến 2020 có 1 triệu doanh nghiệp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo