Hỗ trợ doanh nghiệp

Doanh nghiệp bất động sản ngày càng gặp khó

DNVN - Năm 2019 được coi là một năm đầy khó khăn của thị trường bất động sản khi đa số dự án bị đình trệ, doanh nghiệp không chỉ bị chôn vốn mà còn phải chịu phát sinh nhiều chi phí cả về thời gian lẫn tiền bạc. Nhiều người lo ngại, đến 2020, thị trường này còn khắc nghiệt và các doanh nghiệp bất động sản sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tư vấn về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp / Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, hỗ trợ về sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp

Thời điểm cuối năm 2019, TP.HCM còn 124 dự án bất động sản chưa thu được thuế hoặc chậm thu thuế, chủ yếu do phải chờ kết luận của cơ quan thanh tra.

Đây được cho là nguyên nhân chính dẫn tới các dự án bất động sản không được cấp phép, dù doanh nghiệp đã chuẩn bị cho việc phát triển dự án, chỉ đợi giấp phép.

Đơn cử, năm 2018, Tập đoàn Hà Đô nộp hồ sơ phát triển dự án chung cư lên tới hơn 1.000 căn tại quận 8. Dự án đã được doanh nghiệp làm nhà mẫu, chuẩn bị vật liệu cũng như nhà thầu xây dựng, nhưng tới nay vẫn chưa được cấp phép. Cũng chính vì vậy, từ năm 2017 tới nay, doanh nghiệp này không có dự án mới mở bán.

Dự án

Thị trường bất động sản khi đa số dự án bị đình trệ, doanh nghiệp không chỉ bị chôn vốn mà còn phải chịu phát sinh nhiều chi phí cả về thời gian lẫn tiền bạc.

Một doanh nghiệp khác cũng đứng trong tình thế tương tự. Theo ông Nguyễn Nam Hiền, Phó tổng giám đốc Hung Thinh Corp, trong những năm 2014 - 2017, doanh nghiệp này mỗi năm đưa ra thị trường bất động sản TP.HCM ít nhất 6 dự án chung cư, thế nhưng năm 2018, doanh nghiệp này chỉ đưa ra thị trường 1 dự án và năm 2019 cũng vậy.

“Thị trường bất động sản TP.HCM trong 2 năm qua gặp vô vàn khó khăn do ách tắc thủ tục hành chính. Việc cơ quan chức năng tăng cường rà soát, ngưng hoặc trì hoãn cấp phép, phê duyệt các bước thủ tục hồ sơ, pháp lý dự án đã khiến nguồn cung sản phẩm đủ điều kiện kinh doanh sụt giảm nghiêm trọng. Nếu năm 2020, thị trường không được khơi thông thì sẽ có nhiều doanh nghiệp bất động sản đứng trước bờ vực phá sản”, ông Hiền nói.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA đánh giá, năm 2019,thị trường bấtđộng sản và các doanh nghiệp bất động sản lại phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức rất lớn.

Quy mô thị trường và nguồn cung dự án, nguồn cung sản phẩm nhà ở bị sụt giảm mạnh, nhất là phân khúc nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội.

 

Giá nhà tăng cao, trong đó, căn hộ chung cư tăng giá khoảng 15-20% (cá biệt, có dự án nhà ở tại quận 9 có mức giá bán căn hộ tăng đến 39%) so với năm 2018.

Nhìn chung, hầu hết các doanh nghiệp bất động sản đều bị sụt giảm mạnh về doanh thu và lợi nhuận, thậm chí một số doanh nghiệp bị thua lỗ hoặc đứng trước nguy cơ bị phá sản.

“Trong thời gian tới, nếu thị trường được khơi thông, chắc chắn nguồn tiền của các doanh nghiệp lớn sẽ tiếp tục đổ về TP.HCM để phát triển dự án, còn nếu cứ bị “bó cơ chế” như hiện nay, thì thị trường bất động sản tiếp tục gặp khó”, ông Châu cho biết.



Đức Linh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm