Doanh nghiệp địa ốc khó tăng cung vì thủ tục
Doanh nghiệp Hàn Quốc vận động hơn 5 tỷ đồng hỗ trợ người khó khăn / Vietravel ký kết thỏa thuận hợp tác với 5 trường đại học tại Tp.Hồ Chí Minh
Theo thông lệ và tâm lý của người mua trên thị trường, quý IV là thời điểm các doanh nghiệp địa ốc sẽ ồ ạt tung hàng.
Khách hàng HighIntela rất quan tâm dự án nhưng do vướng thủ tục về xây dựng khiến chủ đầu tư phải dời việc mở bán và ký kết hợp đồng
Khan hàng tăng giá
Đây là quý “chạy” doanh thu, cũng là lúc mà sau một năm tích lũy, thông thường người mua địa ốc trên thị trường Việt Nam cũng sẽ có nhu cầu an cư, có nhà mới để “ăn Tết”, sử dụng tài sản để đầu tư… Đây cũng là năm mà sau 3 quý nhận diện chuyển động kinh tế, quý IV sẽ là thời điểm các chủ đầu tư có các chính sách chủ động bung hàng phù hợp với thị trường.
Tuy nhiên, khác với mọi năm, thời điểm cuối năm 2018, gần như các doanh nghiệp bất động sản lớn đều “án binh bất động”. Ngoài những dự án đang triển khai, gần như không có dự án nào được tung ra thị trường. Một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến việc này là do những khó khăn về thủ tục, luật định. Nhiều thương hiệu lớn như Novaland, Đất Xanh, LDG Group, An Gia… cũng không thấy tung ra các sản phẩm mới.
Ngoài những dự án đang được giới thiệu ra thị trường như Vincity, Q7 Riverside, Saigon Intela… đang còn hàng thì gần như không có dự án mới.
Nhiều dự án dự kiến tung ra trong đợt cuối năm vẫn chưa có động tĩnh. Nguồn cung nhà ở thiếu trầm trọng khiến cho các dự án tăng giá mạnh. Nhiều dự án công bố đầu năm chỉ khoảng 18 triệu/m2 đã tăng lên 21 triệu/m2. Thậm chí, có dự án giá bán giai đoạn 1 là 23.5 triệu/m2 thì nay đã tăng lên 30 triệu/m2.
Chỉ 23 dự án được chuyển nhượng
Theo ông Nguyễn Hoàng Châu, chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM, có nhiều nguyên nhân dẫn đến nguồn cung sụt giảm, trong đó, các yếu tố về đền bù giải tỏa và hạn hẹp quỹ đất đang làm hẹp cơ hội phát triển của doanh nghiệp. Ông Châu cho biết đáng chú ý việc doanh nghiệp gặp khó trong đưa hàng mới ra thị trường còn đến từ các vướng mắc quy định.
Từ đầu năm đến nay, Sở Xây dựng chỉ chấp thuận 23 dự án được phép chuyển nhượng. Bên cạnh đó, nhiều dự án không thể xây dựng vì vướng mắc thủ tục và thời gian cấp phép. Thậm chí, nhiều dự án đã xây dựng nhưng vẫn chưa được nghiệm thu để mở bán. Doanh nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào thời gian giải quyết hồ sơ của các cơ quan nhà nước.
Đặc biệt, vướng mắc về việc chuyển đổi các loại hình đất ở thành đất dự án cũng gây ra không ít khó khăn khiến doanh nghiệp khó có thể triển khai dự án mới và làm giảm nguồn cung cho thị trường.
Điển hình như dự án Akari của Nam Long được công bố ra thị trường từ cuối quý 3 nhưng đến nay vẫn chưa thể mở bán vì còn vướng mắc nhiều thủ tục theo quy định. Hai dự án khác nằm tại khu vực quận 8 là High Intela và West Intela của công ty Nam Sài Gòn cũng vướng mắc nhiều thủ tục về xây dựng khiến cho việc mở bán dự án bị chậm trễ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam tiến vào kỷ nguyên xanh
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần được kết nối với các quỹ ngoại
Vinamilk 16 năm liên tiếp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam
Ba thương hiệu thuộc DNP Holding được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Sao Thái Dương vinh dự đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 9
Đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc