Hỗ trợ doanh nghiệp

Doanh nghiệp sắp "thoát" khỏi cảnh chạy lòng vòng vì kiểm tra chuyên ngành

Theo đề án "Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu", cơ quan Hải quan sẽ là đầu mối kiểm tra tại cửa khẩu.

Xử nghiêm việc mượn CMND của người khác để thực hiện đăng ký doanh nghiệp / Đà Nẵng: Đóng mới tàu – nhà hàng nổi phục vụ gần 100 khách du ngoạn sông Hàn

Theo đề án"Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu"gọi tắt là kiểm tra chuyên ngành, do Tổng cục Hải quan soạn thảo thì cơ quan Hải quan sẽ là đầu mối thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu. Doanh nghiệp chỉ cần liên hệ làm thủ tục nhập khẩu với cơ quan hải quan, thay vì phải "chạy lòng vòng" làm việc với nhiều đơn vị khác của nhiều bộ ngành như hiện nay.

Giảm đầu mối làm việc

Chiều 24/9, Tổng cục Hải quan đã tổ chức họp báo để công bố Đề án cải cách kiểm tra chuyên ngành. Theo đề án, cơ quan hải quan sẽ là đầu mối trong kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu. Nói cách khác, các doanh nghiệp chỉ cần liên hệ làm thủ tục duy nhất với cơ quan hải quan.

Cơ quan hải quan sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu; thực hiện kiểm tra máy móc, thiết bị tại hiện trường hoặc trưng cầu, giám định thử nghiệm tại tổ chức giám định được Bộ quản lý ngành chỉ định; chủ trì phối hợp với các bộ để xây dựng cơ sở dữ liệu, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin và quản lý rủi ro, công khai kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bên liên quan.

Doanh nghiệp sắp thoát khỏi cảnh chạy lòng vòng vì kiểm tra chuyên ngành - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính.

Các Bộ quản lý chuyên ngành thực hiện hậu kiểm. Mô hình mới này áp dụng với hầu hết các sản phẩm, ngoại trừ các mặt hàng liên quan đến an ninh và kiểm dịch. Đề án sẽ có 2 giai đoạn.

"Giai đoạn 1 là tất cả những mặt hàng nào phải kiểm tra thì đều do cơ quan hải quan thực hiện tại cửa khẩu.Giai đoạn 2 thống nhất các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu như y tế, kiểm dịch về chung 1 đầu mối, một cơ quan quản lý giống như Hải quan của Trung Quốc", ông Nguyễn Văn Cẩn, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính cho biết.

Tiết kiệm cho nền kinh tế 9.285 tỷ đồng

Phương thức kiểm tra sẽ thay đổi theo hướng, hàng hóa đã 3 lần liên tiếp đạt yêu cầu thì sẽ chuyển từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường, sau đó, kiểm tra giảm. Các thủ tục hành chính cũng sẽ giảm từ 2 đến 3 bước. Theo dự án tạo thuận lợi thương mại do USAID tính toán về thời gian và chi phí tiết kiệm cho doanh nghiệp nhập khẩu thuộc diện kiểm tra, dự kiến nếu áp dụng theo mô hình mới này sẽ cắt giảm được trên 86 nghìn tờ khai (khoảng 55%).

Tổng số ngày kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm sẽ giảm từ 3.965.394 ngày xuống chỉ còn 1.481.365 ngày. Chi phí tiết kiệm được cho doanh nghiệp trong 1 năm nhờ số ngày cắt giảm là hơn 881 tỷ đồng, xấp xỉ 37.8 triệu USD. Đối với cả nền kinh tế, sẽ tiết kiệm được 9.285 tỷ đồng, xấp xỉ 399 triệu USD khi áp dụng đề án này.

 

Doanh nghiệp sắp thoát khỏi cảnh chạy lòng vòng vì kiểm tra chuyên ngành - Ảnh 2.

Doanh nghiệp làm thủ tục tại cửa khẩu.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, hết năm 2019 phải cắt giảm được 50% danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý và kiểm tra chuyên ngành, tức buộc phải giảm chỉ còn trên 41.000 mặt hàng. Thế nhưng, đến 31/12/2019, vẫn còn tới 70.000 mặt hàng vẫn còn phải kiểm tra chuyên ngành khi nhập khẩu. Do vậy, đây vẫn là gánh nặng, tốn nhiều chi phí cho doanh nghiệp. Việc kiểm tra chuyên ngành vẫn là 1 yếu tố chiếm tỷ trọng khá lớn cấu thành thời gian thông quan hàng hóa, mà hiện vẫn chưa cải thiểu đáng kể theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, dẫn đến giảm năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong trao đổi thương mại qua biên giới.

"Một công ty nhập khẩu sữa 5 năm nay, nhưng lô nào cũng phải đi kiểm định, giám định. Không có nước nào như vậy cả. Chúng tôi sẽ áp dụng quản lý rủi ro, quản lý thực chất chứ ko phải là hình thức như hiện nay, để giảm chi phí cũng như gánh nặng cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho thương mại", ông Nguyễn Văn Cẩn nhấn mạnh.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm