Doanh nghiệp tư nhân mong chờ chính sách thiết thực hơn
6 tỉnh có tốc độ doanh nghiệp phá sản tăng trên 3 con số / Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp Việt trong cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung:Doanh nghiệp cần môi trường kinh doanh ít rủi ro và chi phí thấp
Nhìn vào tiềm năng của doanh nghiệp tư nhân và so sánh với yêu cầu thực tế đòi hỏi phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn hiện tại, thì có thể nói rằng, doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam còn quá nhỏ bé, chưa hoạt động và chưa được quản lý đúng tầm. Điều này có rất nhiều nguyên nhân, cả về môi trường, cả về thể chế luật lệ và cả về bản thân nội tại của các doanh nghiệp. Để xây dựng được đội ngũ doanh nhân xứng tầm, cần cấp bách là phải cải cách môi trường kinh doanh.
Cải cách thể chế cần tập trung vào 2 điểm: Thứ nhất là phải cải cách, thay đổi, thiết lập cho được thị trường các nhân tố sản xuất như: Thị trường về quyền sử dụng đất, thị trường vốn, thị trường khoa học công nghệ, thị trường lao động… để các thị trường này đóng vai trò chủ yếu, thay thế sự can thiệp hành chính và phân bố theo lối hành chính chủ quan “xin-cho”.
Vấn đề thứ hai, không kém phần quan trọng là phải đảm bảo được an toàn trong hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp để môi trường kinh doanh ít rủi ro và chi phí thấp. Muốn có được điều này thì không phải chỉ thay đổi luật lệ, mà phải thay đổi được thái độ và cách thức làm việc của các công chức, cơ quan công quyền. Để các công chức thực thi không được và không dám tùy ý, tùy tiện trong việc giải thích, áp dụng và thực thi luật lệ, luật pháp.
Trưởng ban Pháp chế của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Đậu Anh Tuấn: Doanh nghiệp lo ngại chi phí sản xuất kinh doanh
Theo điều tra khảo sát của VCCI nhiều năm, khi được hỏi khó khăn hàng đầu của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam là gì thì việc tiếp cận vốn luôn là khó khăn hàng đầu. Có nhiều lý do chẳng hạn như sự ổn định của kinh tế vĩ mô khiến lãi suất vay vốn cao, vốn kinh doanh ở nước ta phụ thuộc phần lớn vào hệ thống ngân hàng, các nguồn khác như từ thị trường chứng khoán còn rất hạn chế. Thực trạng yếu kém và thiếu kỹ năng lập hồ sơ tài chính để thuyết phục ngân hàng cho vay vốn. Hầu hết các khoản vay tại Việt Nam đều cần phải có tài sản đảm bảo trong khi hệ thống ghi nhận quyền tài sản trong đó có quyền sử dụng đất đai ở Việt Nam còn nhiều vấn đề.
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) lần đầu được ban hành, có hiệu lực từ 1/1/2018, nhưng doanh nghiệp chưa thực sự được hưởng lợi các chính sách thực tế. Trong khi đó mức độ đóng thuế, nộp ngân sách, nộp ngân sách của khu vực tư nhân trong nước lại cao hơn nhiều khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Theo một tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp 2016 của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp của khu vực tư nhân ngoài nhà nước là 37,5% tổng thu ngân sách trong khi FDI chỉ đóng khoảng 19,28%; tăng trưởng mức nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tư nhân trong nước giai đoạn 2011-2016 bình quân là 20,86% so với mức7,5% của khu vực FDI.
Chuyên gia ngân hàng TS Nguyễn Trí Hiếu:Chính phủ cần có những hỗ trợ thực chất hơn
Gần 15 năm qua, đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã có những biến dài và xa so với năm 2004. Có nhiều doanh nhân đã thành tỷ phú, nhiều doanh nghiệp tư nhân có nguồn lực, quy mô lớn uy tín như VinGroup, Sun Group, FLC, hàng trăm doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán; số doanh nghiệp tầm cỡ, hạng trung, hạng nhỏ tăng khá nhiều.
Tuy nhiên trong những năm qua, số doanh nghiệp phá sản cũng tăng mạnh. Đơn cử: Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 9 tháng đầu năm 2018 của cả nước là 11.536 doanh nghiệp, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm 2017. Cũng có nhiều lý do khiến doanh nghiệp phá sản như đầu tư quá mạo hiểm, vốn mỏng, không có kinh nghiệm trong thương trường, khả năng lãnh đạo, trình độ ngoại ngữ của doanh nghiệp còn non yếu, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp.
Về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, trong những năm qua, Chính phủ và các bộ ngành đã có nhiều hoạt động kêu gọi toàn xã hội, tài chính, ngân hàng nhưng sự hỗ trợ còn giới hạn. Thực chất, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), đặc biệt là siêu nhỏ còn bị “bỏ rơi”. Sự ưu ái với doanh nghiệp lớn, có vốn Nhà nước vẫn có sự phân biệt với doanh nghiệp nhỏ. Hàng loạt các chính sách thuế, đất đai, giấy phép kinh doanh, tệ nạn tham nhũng của cơ quan công quyền đã khiến doanh nghiệp bị đội chi phí rất nhiều.
Vì vậy, Chính phủ cần có những hỗ trợ cụ thể, thực chất hơn đối với lĩnh vực thế, kinh doanh. Cần phát huy hơn nữa Quỹ bảo lãnh tín dụng đối với DNNVV bởi thực tế hiện nay hoạt động của quỹ này vẫn yếu ớt, thậm chí là “hữu danh”. Tại Mỹ, quỹ này họ được đưa ra những chính sách rất cụ thể để hỗ trợ các tiểu thương.
Về hỗ trợ vốn, nếu các doanh nghiệp có thực lực, ngân hàng sẵn sàng. Tuy nhiên chúng ta cần nhân rộng mô hình kết nối giữa ngân hàng thương mại và doanh nghiệp gặp nhau dưới sự chủ trì của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) như trong Thành phố Hồ Chí Minh. Họ kết nối để 2 bên tiếp xúc, gặp nhau; nếu doanh nghiệp nhỏ không đủ vay, thậm chí Hiệp hội doanh nghiệp đứng ra để kêt nối, cam kết hỗ trợ doanh nghiệp đó trong đầu mối tiêu thụ, sản xuất hàng hóa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam tiến vào kỷ nguyên xanh
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần được kết nối với các quỹ ngoại
Vinamilk 16 năm liên tiếp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam
Ba thương hiệu thuộc DNP Holding được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam
Sao Thái Dương vinh dự đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 9
Đẩy mạnh phát triển giải pháp low-code tại thị trường Hàn Quốc