Doanh nghiệp Việt cần tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu về Công nghiệp hỗ trợ
Doanh nghiệp dệt may chật vật xoay sở trong đại dịch / Doanh nghiệp Việt phải bỏ tư duy 'an phận thủ thường' để chinh phục EU
Công nghiệp hỗ trợ là một trong những khu vực khó khăn nhất khi doanh nghiệp Việt muốn tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Thông tin này được Viện Chiến lược phát triển, Bộ Công thương vừa khẳng định tại hội thảo "Hiệp định EVFTA và sự hội nhập của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu trong một thế giới hậu COVID-19" do Phái đoàn liên minh châu Âu tại Việt Nam (EUD) phối hợp cùng VCCI và EuroCham thực hiện.
Theo Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, có đến 88% linh kiện là phải nhập khẩu hoặc do FDI chế tạo. Doanh nghiệp Việt chỉ tham gia được ở các cấu phần nhỏ, đòi hỏi độ chính xác thấp.
Quy mô của doanh nghiệp Việt hiện giờ nhỏ hơn nhiều so với thế giới vào khoảng dưới 3 triệu USD/năm.
"Quy mô của doanh nghiệp hiện giờ nhỏ hơn nhiều so với thế giới vào khoảng dưới 3 triệu USD/năm. Trong khi theo các chuyên gia Châu Âu, khi tham gia xuất khẩu, trung bình tối thiểu là phải 5 triệu USD, mới có thể xuất khẩu được. Hiện giờ số doanh nghiệp đạt yêu cầu chiếm khoảng 30%", Tiến sĩ Trương Thị Chí Bình, Tổng thư ký của Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam cho hay.
Quy mô nhỏ sẽ dẫn đến việc các doanh nghiệp không thể đáp ứng được các đơn hàng lớn cũng như yêu cầu về một sản phẩm hoàn chỉnh. Tuy nhiên, hiệp định EVFTA có hiệu lực, doanh nghiệp Việt đứng trước cơ hội nâng cao năng lực qua sự hợp tác với doanh nghiệp EU.
Theo bà Bình, các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang gặp nhiều trở ngại khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nên rất cần được hỗ trợ giảm chi phí. Cụ thể, được tiếp cận tín dụng vay ưu đãi, bảo lãnh không thế chấp, ổn định chi phí, nguồn nhân công, giảm thủ tục hành chính, giảm các chi phí không chính thức, có thêm nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ bổ sung công đoạn thiếu.
Các diễn giả tại Hội thảo "Hiệp định EVFTA và sự hội nhập của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu"
Các doanh nghiệp cũng cần được hỗ trợ tăng năng lực về tiêu chuẩn quốc tế, quy trình quản lý, hỗ trợ quản trị tinh gọn, cắt giảm chi phí, năng lực thương mại và kết nối, có cụm các doanh nghiệp để sản xuất cụm linh kiện hoàn chỉnh, có cơ hội được hỗ trợ vào các thị trường mới.
Cũng tại hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Trung tâm Thương mại Quốc tế, VCCI tập trung chia sẻ các cơ hội, thách thức từ EVFTA và COVID-19, theo các mục tiêu như thu hút đầu tư nước ngoài, cải thiện giá trị gia tăng nội địa, giảm thiểu, loại bỏ các rào cản đối với chuỗi giá trị toàn cầu.
Cùng với các cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam đang gặp những thách thức nội tại như nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, logistics, thách thức từ môi trường kinh doanh, khả năng kết nối nội địa và thách thức về năng lực của doanh nghiệp nội địa (đặc biệt trong các ngành công nghiệp phụ trợ).
End of content
Không có tin nào tiếp theo