Hỗ trợ doanh nghiệp

Doanh nghiệp xuất khẩu điều có nguy cơ bị lừa đảo: Thủ tướng chỉ đạo 5 bộ, ngành vào cuộc tháo gỡ

DNVN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo 4 bộ: Công thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công an, Giao thông vận tải và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiểm tra, có biện pháp hỗ trợ về việc nhiều doanh nghiệp xuất khẩu điều sang Châu Âu có nguy cơ bị lừa đảo.

Lần đầu tiên kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cục Hải quan Bắc Ninh dẫn đầu cả nước / Người tiêu dùng “vui như hội” khi bất ngờ nhận giải thưởng lớn từ Ngôi Sao Phương Nam

Văn phòng Chính phủ vừa có công điện số 1583 gửi tới 5 bộ ngành trên, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc xuất khẩu điều sang thị trường châu Âu.
Công điện nêu rõ: Vừa qua, một số báo điện tử phản ánh thông tin về việc nhiều doanh nghiệp xuất khẩu điều có nguy cơ mất hàng trăm triệu USD. Về việc này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có kiến chỉ đạo như sau:

Gần đây, một số báo điện tử phản ánh thông tin về việc nhiều doanh nghiệp xuất khẩu điều có nguy cơ mất hàng trăm triệu USD.
Giao Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an, Giao thông vận tải và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ khẩn trương phối hợp với Hiệp hội Điều Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, làm rõ nguyên nhân để có biện pháp xử lý, hỗ trợ theo thẩm quyền bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp, phù hợp với quy định của pháp luật trong nước và quốc tế, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền.
Trước đó, Hiệp hội Điều Việt Nam cho biết: Nhiều doanh nghiệp hạt điều trong nước đang có nguy cơ mất trắng gần 100 container hàng với trị giá hàng trăm triệu USD sang châu Âu. Các doanh nghiệp lo ngại rằng đây có thể là vụ lừa đảo lớn khi các doanh nghiệp này đều ký hợp đồng thông qua Công ty môi giới Kim Hạnh Việt xuất khẩu nhân điều sang Italy.
Sự việc xuất phát từ những lo ngại khi hàng đã đến Italy nhưng đến thời điểm này các doanh nghiệp đều gặp tình trạng chung về việc liên tục bị thay đổi mã số định danh nhận diện ngân hàng (SWIFT).
Tại ngân hàng của Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi ngân hàng nhận được bộ chứng từ thì thông báo người mua không phải khách hàng của họ và phía ngân hàng đã trả lại những bộ chứng từ nhưng không ghi rõ trả theo hình thức nào, không cung cấp số vận đơn cho ngân hàng Việt Nam.
Hồ sơ gửi đến ngân hàng tại Italy, phía ngân hàng sở tại thông báo là các bản copy không phải bản gốc. Doanh nghiệp Việt Nam hiện tại cũng không biết bộ chứng từ gốc đang ở đâu. Trong khi đó, bất cứ ai có bộ chứng từ gốc đều có thể đến gặp hãng vận chuyển để nhận hàng.
Hiệp hội Điều Việt Nam đang kêu gọi sự hỗ trợ, can thiệp của các cơ quan có thẩm quyền và hãng tàu, đề nghị các hãng tàu áp dụng biện pháp "khẩn cấp" - tạm thời giữ lại các lô hàng đang nằm tại cảng và sẽ đến cảng.
Minh Thu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm