Hỗ trợ doanh nghiệp

Đón sóng dịch chuyển FDI: Doanh nghiệp Việt làm gì để hưởng lợi?

Dòng vốn nước ngoài đang dịch chuyển tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp phụ trợ mở rộng sản xuất. Vậy làm sao để DN Việt hưởng lợi trước làn sóng dịch chuyển này.

Sau dịch Covid-19 nhiều doanh nghiệp chú trọng kết nối cung cầu / Vingroup đặt mục tiêu doanh thu 145.000 tỷ đồng

Đón làn sóng dịch chuyển sản xuất, nhiều DN như đứng ở “ngã ba đường”

Những biến động trên thế giới thời gian gần đây đang tạo ra những trật tự và xu hướng mới. Chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ thay đổi với sự dịch chuyển sản xuất. Việt Nam được nhận định là ứng viên sáng giá trong làn sóng FDI lần này.

Dù biết đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, nhưng hiện nay một số doanh nghiệp không thể mạo hiểm tăng công suất sản xuất, bởi thị trường bị thu hẹp, trong khi việc tiếp cận ngân hàng cũng không dễ dàng. Khả năng cạnh tranh khi tham gia vào chuỗi sản xuất của các ông lớn cũng khiến không ít doanh nghiệp chùn bước.

Đón sóng dịch chuyển FDI: Doanh nghiệp Việt làm gì để hưởng lợi? - Ảnh 1.

Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp FDI.

Để tham gia vào chuỗi cung ứng của các FDI, doanh nghiệp phải trải qua quy trình đánh giá về giá cả, chất lượng sản phẩm đến quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, chi phí bỏ ra để đáp ứng các chứng nhận sẽ tốn đến hàng chục triệu USD, nhưng chưa chắc sẽ thành công. Vì vậy, không ít doanh nghiệp vẫn đang loay hoay trước cơ hội chiến lược.

Doanh nghiệp Việt hưởng lợi ít từ các hiệu ứng lan tỏa khu vực FDI

Mặc dù các doanh nghiệp FDI đóng góp nhiều cho tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao của Việt Nam, nhưng họ cũng là các nhà nhập khẩu lớn. Nhìn vào số liệu năm 2019, theo ước tính bình quân, cứ mỗi 1 USD xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam, thì có khoảng 0,4 USD được dùng để mua vật tư đầu vào từ nước ngoài. Tỷ lệ như vậy là tương đối cao theo các chuẩn mực quốc tế.

Nếu ví mạng lưới sản xuất toàn cầu là một chiếc bánh hấp dẫn, thì nhìn các nước ở trong khu vực, 60% doanh nghiệp Malaysia, Thái Lan được hưởng lợi từ miếng bánh này.

Đón sóng dịch chuyển FDI: Doanh nghiệp Việt làm gì để hưởng lợi? - Ảnh 2.

Theo khảo sát của VCCI, chỉ 36% doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu (Ảnh minh họa)

 

Còn tại Việt Nam, theo khảo sát của VCCI, chỉ 36% doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, tức hơn 1/3 miếng bánh. Điều này có thể thấy rằng doanh nghiệp Việt được hưởng lợi ít từ các hiệu ứng lan tỏa của khu vực FDI.

Nếu gọi nôm na chuỗi cung ứng toàn cầu như bậc thang, thì các doanh nghiệp Việt Nam đang ở vị trí thấp - các doanh nghiệp F3 - chuyên cung cấp bao bì; hoặc cao hơn là F2 - cung cấp các cấu phần ít quan trọng trong chuỗi. Trong khi đó, nấc thang F1 là nơi các doanh nghiệp Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản đã xác lập ví trí. Do vậy, để nâng cấp DN Việt Nam từ F3, F2 lên F1 đòi hỏi điều kiện cần và điều kiện đủ. Điều kiện cần chính là nội lực của doanh nghiệp và cả điều kiện đủ là các "bệ đỡ" chính sách.

Nâng cấp Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

"Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp FDI và tôi nghĩ Chính phủ cũng đã ý thức được điều đó. Với làn sóng FDI lần này, cần thu hút những nguồn vốn có chất lượng để tránh tình trạng áp dụng kỹ thuật kém khiến năng suất lao động thấp; thiếu lao động có tay nghề và kinh nghiệm làm việc với doanh nghiệp nước ngoài, khiến Việt Nam ít có doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn tham gia vào chuỗi" - ông Jason Yek (chuyên gia phân tích rủi ro cấp cao nhóm các quốc gia Châu Á - Fitch Solutions) nhận định.

Đón sóng dịch chuyển FDI: Doanh nghiệp Việt làm gì để hưởng lợi? - Ảnh 3.

Cần một chính sách đặc thù để các khu công nghiệp trở thành những trung tâm kết nối, các doanh nghiệp lớn dẫn dắt, kết nối các SMEs để tạo ra chuỗi giá trị, kích thích đổi mới?

 

"Kết nối quan trọng nhất chính là kết nối trong các khu công nghiệp. Tôi nghĩ, ta cần chính sách đặc thù để các khu công nghiệp trở thành những trung tâm kết nối, các doanh nghiệp lớn dẫn dắt, kết nối các SMEs để tạo ra chuỗi giá trị, kích thích đổi mới. Chúng ta có thể xây dựng một số doanh nghiệp lớn mạnh về vốn và kỹ thuật, có khả năng đàm phán với các đối tác nước ngoài để nhận thêm các phần việc" - ông Paul Tonkes (Giám đốc bộ phận bất động sản công nghiệp và kho vận - Cushman & Wakefield Việt Nam) cho hay.

Một số nhận định cho rằng, nâng cấp doanh nghiệp Việt trong chuỗi giá trị không chỉ giúp thay đổi tình trạng "thu tiền lẻ" hiện nay của các nhà cung ứng nội, mà còn hướng đến việc xác lập vị trí mới của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này mới là con đường phát triển bền vững.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm